Thứ Ba, 5 tháng 3, 2013

1 Hàng không Việt Nam - Muốn bay phải có vốn lơn

Ông Lại Xuân Thanh - cục trưởng Cục Hàng không VN - cho rằng không riêng gì VN mà đặc thù của kinh doanh hàng không trên toàn thế giới là “phải cầm chắc lỗ ít nhất 2-3 năm”.

Do đó, các hãng hàng không muốn bay phải chuẩn bị phương án lỗ kéo dài, có vốn rất lớn.



Giới kinh doanh hàng không cả thế giới đều học nằm lòng câu nói cửa miệng “kinh doanh hàng không rất dễ trở thành triệu phú nếu như anh là tỉ phú”.

Ông Thanh nói: giới kinh doanh hàng không cả thế giới đều học nằm lòng câu nói cửa miệng “kinh doanh hàng không rất dễ trở thành triệu phú nếu như anh là tỉ phú”. Hãng hàng không muốn bay phải chuẩn bị phương án lỗ kéo dài, có vốn rất lớn mới có thể chịu lỗ trong vài năm kinh doanh. Hãng hàng không mạnh về tiềm lực và “sung sức lắm” thì mới dám đặt kế hoạch từ năm thứ ba hoạt động bắt đầu hòa vốn. Bài học của Hãng hàng không Air Mekong, ngoài tình hình thị trường hành khách đi lại trong năm 2012 giảm mạnh thì chiến lược dùng máy bay không hợp lý đã ảnh hưởng mạnh đến tình hình kinh doanh của hãng, buộc phải trả máy bay và tạm ngưng bay, cải tổ.

Năm 2013, thông tin từ Tổng công ty Hàng không VN (VNA) cho biết đơn vị này buộc phải tính toán lại việc hoãn nhận thêm các máy bay Airbus A321 mới để tránh tình trạng quá nhiều máy bay, trong khi sức mua thị trường thì không tăng.

 Theo tìm hiểu của chúng tôi, có một số sân bay như Hải Phòng, Quy Nhơn, Huế đường băng có giới hạn không cho phép máy bay Airbus A321 (chiếm phần lớn trong đội bay của VNA) cất và hạ cánh, VNA sẽ chuyển giao khai thác các đường bay này cho JPA. Chắc chắn sẽ có một cuộc cạnh tranh về giá khốc liệt giữa các hãng hàng không với nhau và người tiêu dùng sẽ hưởng lợi.


Các hãng hàng không nội cho rằng doanh thu của họ hiện nay khá chênh lệch với các khoản chi và cần nhiều chính sách để hỗ trợ họ tồn tại và phát triển.

Phải thừa nhận công tác quản lý giá chưa hiệu quả dẫn đến giá cước vận tải hàng không vẫn cao hơn so với khu vực. Tình hình này buộc các hãng phải cơ cấu lại tổ chức, cắt giảm chi phí để tăng tính cạnh tranh, mà muốn vậy phải bớt lời, không thì lại đổ hết lên đầu hành khách. Thu nhập của hãng hàng không là vé (tính bằng đồng VN) đã được Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải (GTVT) chấp nhận nâng giá trần để gỡ khó cho các hãng hàng không.

 Cụ thể, từ tháng 12/2011, trần giá vé chặng Hà Nội - TP.HCM đã được đẩy lên khá cao (20-25%) để các hãng tự quyết giá vé trong khi vẫn đảm bảo được yếu tố quản lý giá của Nhà nước. Mọi người phàn nàn giá vé máy bay cao nhưng thực tế, chỉ những người đăng ký trễ mới phải mua vé với giá cao, còn mức giá trung bình mỗi chuyến của chặng này chỉ khoảng 1,4 triệu đồng.

 Nhưng chi phí về nhân lực cũng là gánh nặng của các hãng hàng không, nhiều hãng phải thuê mua ngoài 100% về phi công, thưa ông?

Chúng tôi cũng có phần trách nhiệm ở vai trò quản lý nhà nước như đào tạo nguồn nhân lực...còn kém để các hãng phải bỏ quá nhiều chi phí thuê mướn lao động nước ngoài, giá cao. Hãng Air Mekong sau bao lâu hoạt động vẫn phải mua ngoài 100% nguồn nhân lực về phi công, khai thác, kỹ thuật của nước ngoài. Hãng hàng không giá rẻ VietJet Air cũng phải thuê mướn bên ngoài 100% phi công, thuê mướn lao động nước ngoài bảo trì, bảo dưỡng máy bay.

 Chúng ta chưa đủ sức để cung cấp cho các hãng hàng không nguồn nhân lực đủ trình độ, tiêu chuẩn của ngành hàng không để thiết lập hệ thống khai thác, bảo đảm về mặt kỹ thuật, chuyên môn trong ngành. Thực tế số lượng nhân viên hàng không được đào tạo trong nước mới chỉ đạt 53% tổng số lao động. Công tác bảo trì, sửa chữa thiết bị chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức.

 Công tác quản lý vận hành, khai thác tại các cảng hàng không chưa hiệu quả dẫn đến chi phí ở một số cảng còn cao lại đổ lên đầu hãng hàng không. Công tác bảo dưỡng, sửa chữa động cơ máy bay phải phụ thuộc hoàn toàn vào doanh nghiệp nước ngoài. Số phi công nước ngoài chiếm tỉ lệ cao, trên 47%. Tất cả yếu tố này làm chi phí đầu vào của hãng hàng không tăng cao hơn hẳn các nước trong khu vực.

 Chi phí cao ở sân bay cũng là gánh nặng của các hãng hàng không. Cục sẽ giải quyết chuyện này như thế nào?

Trong bối cảnh nhạy cảm như hiện nay, tôi cho rằng Bộ Tài chính và Bộ GTVT đã xử lý khá tốt mối quan hệ này. Từ đầu năm 2012, bộ trưởng Bộ GTVT đã có những chỉ thị mạnh mẽ để tháo gỡ khó khăn cho các hãng hàng không. Mới vừa rồi có nhiều chính sách giảm một số giá dịch vụ, thậm chí bỏ một số giá dịch vụ lai dắt máy bay vào bãi đậu hay ra đường băng. Sắp tới sẽ giảm tiếp một số giá phí dịch vụ. Về mặt lâu dài, bộ trưởng đã giao Vụ Tài chính xem xét phân chia lại giá dịch vụ hàng không tiến tới điều chỉnh giá cước cho phù hợp. Cục Hàng không phải rà soát, chỉnh sửa đánh giá tổng thể số lượng cảng hàng không đang hoạt động, số lượng cảng dự kiến nâng cấp cải tạo, xây mới so với nhu cầu thực tế, từ đó kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với tình hình VN.

 Có hãng hàng không đề nghị cục cấp quota bay nội địa để hạn chế tình trạng bay quá nhiều, phá giá dẫn đến lỗ lớn, ông nhận được đề nghị này chưa?

 Đúng là có hãng đề nghị mở quota để tránh sự cạnh tranh khốc liệt khi thị trường nội địa quá yếu dẫn đến triệt hạ lẫn nhau. Họ còn đề nghị phải đưa ra giá sàn trên các đường bay để hạn chế chuyện phá giá, cạnh tranh không lành mạnh... Chúng tôi đang xem xét và cân nhắc kỹ nên chưa đưa ra kết luận vì cái gì cũng có hai mặt của nó. Nếu yêu cầu các hãng không được giảm giá thì không được, nhưng cứ để thả tự do có khi lại làm hại sự phát triển chung của cả ngành hàng không. Đây là bài toán khó buộc phải tính toán.

 Sắp tới cục sẽ quy hoạch phát triển mạng đường bay phải tập trung khai thác hiệu quả các sân bay lớn và mạng đường bay nội địa; phải đảm bảo phù hợp với nhu cầu, tốc độ phát triển của nhiều hãng hàng không. Định hướng phát triển công nghiệp hàng không vào các dịch vụ bảo trì, sửa chữa trang thiết bị hàng không.


Chi phí “ăn” hết


Giám đốc điều hành VietJet Air (VJA) Lưu Đức Khánh thừa nhận khả năng phải lỗ trong vòng ba năm đầu đã được HĐQT của hãng xác định ngay từ khi lập kế hoạch kinh doanh: “Chúng tôi cũng chuẩn bị một tiềm lực tài chính để đối phó, chịu đựng ít nhất là ba năm từ khi bắt đầu lập kế hoạch kinh doanh hàng không”. Ông Khánh cũng khẳng định kinh doanh hàng không mà phải gần như thuê mướn hoàn toàn các hệ thống cung cấp dịch vụ, hậu cần, phi công, phụ tùng... sẽ đội chi phí lên rất nhiều.

Chi phí hạ tầng ở VN (chiếm 5-7% chi phí giá thành) vẫn còn cao do chưa có nhiều nhà cung cấp. Theo ông Khánh, toàn bộ dịch vụ VJA thuê ở sân bay Suvarnabhumi (Bangkok) nhưng lại rẻ hơn chi phí thuê tại sân bay Tân Sơn Nhất. Tổng giám đốc Hãng hàng không tư nhân Air Mekong Đoàn Quốc Việt cũng cho biết ước số tải trung bình hơn 80%, thậm chí có những ngày lên đến 90% nhưng “càng bay càng lỗ vì giá vé bán thấp so với thực chi, sức mua của thị trường thì kém”.

Lãnh đạo các hãng hàng không cho biết để huề vốn với các chi phí đầu vào tăng (chủ yếu phải chi bằng USD trong khi tiền bán vé thu về bằng VND), giá vé trung bình chặng TP.HCM - Hà Nội phải là 1,4 triệu đồng/chiều (chưa thuế và phí) với tỉ lệ chỗ trên các chuyến bay phải là 90%.Trong khi đó, giá vé trung bình chặng này đang được các hãng hàng không bán giá trung bình 1,2 triệu đồng/chiều (chưa kể thuế và phí).


0 Hàng không Việt Nam đua nhau giảm giá

Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa thông báo chương trình giảm giá 27% trên một số chặng bay đến Châu Âu mà hãng khai thác. Vé siêu tiết kiệm của VietJetAir cũng được mở bán từ 21h - 23h59 trong 2 ngày 5/3 và 18/3.

Theo thông báo của Vietnam Airlines, vé máy bay khứ hồi từ Việt Nam đi Frankfurt, London chỉ còn từ 550USD và đi Paris là 600USD. Giá vé này chưa bao gồm các loại thuế và lệ phí.



Ngoài ra, tùy thuộc vào tình trạng chỗ, giá vé cao hơn có thể được áp dụng. Chương trình được áp dụng cho các vé xuất trong khoảng thời gian từ nay đến 30/3.

Một số hãng hàng không khác cũng tung ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Singapore Airlines đã công bố chương trình khuyến mãi hạng phổ thông cho chặng bay từ TPHCM, Hà Nội và Đà Nẵng đi Châu Âu.

Cụ thể, từ nay đến 15/4, vé khứ hồi đã bao gồm thuế đến Châu Âu được bán với mức giá ưu đãi từ khoảng 22,3 triệu đồng (tương đương 1.067USD).

Giá vé trên áp dụng cho các chuyến bay khởi hành từ TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng trong giai đoạn từ ngày 1/3 đến 30/7/2013.

Để chào mừng sự kiện Hãng hàng không VietJetAir đã mở 10 đường bay rộng khắp cả nước và vươn ra quốc tế, VietJetAir dành tặng 10.000 cơ hội bay với giá chỉ từ 10.000 đồng cho tất cả 10 điểm đến: Bangkok, TP HCM, Đà Lạt, Nha Trang, Đà Nẵng, Huế, Vinh, Hải Phòng, Phú Quốc, Hà Nội.

Vé siêu tiết kiệm sẽ được mở bán từ 21h - 23h59 trong 2 ngày 5/3 và 18/3 tại website www.vietjetair.com, cho hành trình bay từ ngày 1/4 - 10/5/2013 và từ 5/9 -31/12/2013.

0 Hacker mua vé máy bay bằng thẻ tín dụng giả

Cường và đồng bọn lấy trộm thông tin của các chủ thẻ tín dụng người nước ngoài rồi làm giả thẻ, đến nhiều đại lý của Vietnam Airlines mua vé chặng nội địa.

Ngày 27/2, TAND Hà Nội mở phiên xử Nguyễn Hùng Cường (26 tuổi, tỉnh Hòa Bình) Trương Việt Minh (26 tuổi, tỉnh Bình Phước) về tội Sử dụng mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

Hai bị cáo trong phiên sơ thẩm. 

Theo cơ quan công tố, Cường tự nhận là đại lý bán vé máy bay. Tháng 11/2011, anh Tạ Văn Nam (giám đốc một công ty du lịch) ký hợp đồng mua vé máy bay khứ hồi cho gần 140 khách hàng chặng Hà Nội - Cần Thơ với Cường, giao hơn 550 triệu đồng. Sau đó, anh Nam phát hiện Cường không phải là đại lý và có hành vi lừa đảo nên tố cáo với cơ quan công an.

Trước vành móng ngựa, Cường khai sau khi nhận tiền đã cùng Minh và Nguyễn Gia Thắng (26 tuổi) vạch kế hoạch chiếm đoạt tài sản. 3 thanh niên này lên mạng Internet ăn cắp thông tin của các chủ thẻ tín dụng nước ngoài và tìm hiểu cách làm thẻ giả.

Khi mang thẻ tín dụng giả đến các đại lý của Vietnam Airlines ở TP HCM, Đồng Nai đặt mua vé, hành vi của nhóm này đã lộ tẩy. Cường và Minh bị bắt, riêng Thắng bỏ trốn.

"Bị cáo trước đó từng mua giúp anh Nam một số vé máy bay giá rẻ nên anh ấy tin tưởng", Cường khai.

Tòa xác định, trước khi bị đưa ra xét xử, Cường đã khắc phục được 100 triệu đồng, Minh 10 triệu nên xem xét giảm nhẹ hình phạt. HĐXX phạt Cường 7 năm tù, Minh 5 năm.

Nhà chức trách cho biết, Thắng khi nào bị bắt sẽ xử lý sau.

0 Cảnh báo an ninh hàng không về 'Súng iPhone'

Cục Hàng không vừa có văn bản gửi các hãng hàng không và cảng vụ trong nước, cảnh báo về một loại vũ khí mới mang hình chiếc điện thoại iPhone.

Với tên gọi súng gây choáng hay súng phóng điện, loại vũ khí này có thể phóng ra dòng điện lên tới 650.000 Vol, có thể khởi động và sử dụng trong vòng 2 giây. Theo mô tả của Cục trong văn bản gửi ngày 19/2 vừa rồi, loại súng phóng điện này được mua dễ dàng từ các công ty bán hàng trực tuyến quốc tế.

Loại vũ khí này mang hình chiếc vỏ bọc điện thoại iPhone.

"Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các đơn vị triển khai quán triệt đến các bộ phận liên quan, đặc biệt là bộ phận An ninh hàng không để chú ý trong quá trình kiểm tra, soi chiếu và hỏi khách khi làm thủ tục nhằm kịp thời phát hiện và ngăn chặn không để súng điện trên lọt vào khu vực hạn chế", văn bản của Cục viết.

Cục lo ngại nếu loại vũ khí nguy hiểm này lọt qua cửa kiểm soát, nó có thể gây mất trật tự an toàn của chuyến bay và gây nguy hiểm cho hành khách.

Trên các trang bán hàng trực tuyến quốc tế, loại sản phẩm này đang được bày bán công khai với giá từ 139,99 USD. Sản phẩm mang hình một chiếc vỏ bọc dành cho điện thoại iPhone. Trên tờ Guardian của Anh, người phát minh ra nó giải thích ông từng bị cướp điện thoại iPhone trên đường, do đó đã tìm cách sản xuất một loại vỏ iPhone bắn ra điện, để răn đe các tên cướp và bảo vệ bản thân.

0 Vé máy bay giá rẻ - Kích cầu du lịch Việt

Nhằm tăng cường kích cầu du lịch hè 2013, các hãng hàng không đã đưa ra rất nhiều chương trình khuyến mại vé máy bay giá rẻ với nhiều chặng bay khác nhau, đặc biệt là các đường bay phổ biến như Sài Gòn- Hà Nội, Đà Nẵng- Hà Nội. Rất nhiều du khách đã đặt bay của Vietnam Airlines với giá chỉ 390.000 VND/ chiều.


Bà Phan Thanh Hà, Giám đốc Kinh Doanh và Tiếp Thị - Công Ty Du Lịch Thời đại Việt (Vietimes) chia sẻ: “ Với tâm lý mua được vé máy bay giá rẻ, các du khách thường đặt vé trước, sau đó mới tính tiếp các hoạt động du lịch kèm theo. Bởi vậy, chúng tôi có một số gợi ý hấp dẫn về điểm tham quan du lịch dành cho du khách đến từ Sài Gòn và Đà Nẵng bay ra Hà Nội. Vịnh Hạ Long cách Hà Nội chừng 160km là điểm du lịch hè hấp dẫn nhất khu vực phía Bắc. Du khách sẽ có cơ hội khám phá Di sản thiên nhiên thế giới và trải nghiệm loại hình du lịch du thuyền sang trọng. Chúng tôi đang kết hợp với du thuyền Bhaya và Âu Cơ để mang đến cho du khách kỳ nghỉ thú vị trong mùa hè này”.

Thực tế, ngày càng nhiều du khách đặt chương trình du lịch này và rất hào hứng với kỳ nghỉ sắp tới tại vịnh Hạ Long. Chị Nguyễn Thúy Vy đến từ Sài Gòn vui vẻ chia sẻ: “ Tôi đã tận dụng đợt vé máy bay giá rẻ này để đưa cả gia đình đi thăm thủ đô và một số điểm đến ngoài miền Bắc. Tham khảo một số người bạn, gia đình tôi đã quyêt định đi thăm quan vịnh Hạ Long vì đáp ứng đầy đủ các tiêu chí và phù hợp với mọi thành viên trong gia đình. Ở Sài Gòn, chúng tôi đã từng ăn tối trên du thuyền nhưng chưa từng ngủ đêm trên đó. Bởi vậy, ngủ đêm trên du thuyền sang trọng và đầy đủ tiện nghi giữa lòng thiên nhiên kỳ quan thế giới sẽ là một trải nghiệm rất tuyệt vời.”



Du thuyền Bhaya sang trọng trên vịnh Hạ Long

  Phòng ngủ trên du thuyền Âu Cơ với ban công rộng, hướng nhìn ra vịnh
Chị Vy chia sẻ thêm: “Các con tôi sẽ có thêm nhiều kiến thức thực tế về kỳ quan thiện nhiên thế giới của đất nước mà trước kia chỉ được nhìn qua sách vở và ti vi. Những hoạt động như chèo thuyền kayaking và tắm biển chắc chắn bọn trẻ sẽ rất thích. Gia đình tôi cũng rất muốn được thử món chả mực nổi tiếng của vịnh Hạ Long cũng như các hải sản tươi ngon ở các làng chài trên vịnh. Chuyến du lịch này hứa hẹn sẽ là khoảng thời gian thư giãn và gắn bó giữa những thành viên trong gia đình.”



Chèo thuyền Kayak khám phá những vách núi nhỏ trên vịnh Hạ Long
Thông tin tham khảo:

Chương trình du lịch trọn gói của du thuyền Bhaya và Âu Cơ đã bao gồm xe bus hai chiều Hà Nội- Hạ Long- Hà Nội, phòng nghỉ, các bữa ăn và phí tham quan trong suốt chuyến đi.

Chương trình 2 ngày 1 đêm trên du thuyền Bhaya: 2.800.000 VNĐ

Chương trình 3 ngày 2 đêm trên du thuyền Âu Cơ: 8.300.000 VNĐ

Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

0 Cảnh giác khi cầm đồ hộ ở sân bay

“Ở sân bay, đừng bao giờ cầm hộ một chai nước hay bất cứ thứ gì cho ai dù là trong vài giây” – đó là lời cảnh báo của một nhân viên an ninh sân bay Mỹ.

Cục Hải Quan Mỹ vừa đăng tải một đoạn clip gây choáng váng dư luận về một thủ đoạn vô cùng tinh vi của tội phạm ma túy. Một chàng trai người Mỹ đã vô tình được cảnh sát hỏi thăm khi anh này cầm hộ chai nước cho một người phụ nữ. Khi kiểm tra chai nước, cảnh sát đã phát hiện ra một lượng lớn ma túy tổng hợp được giấu vô cùng tinh vi bên trong chai nước.

Vẻ bề ngoài, chai nước không khác gì so với những chai nước bình thường được sử dụng hằng ngày. Thậm trí khi bạn dốc ngược xuôi chai nước bạn sẽ vẫn thấy khoảng không khí đóng trong chiếc chai chưa được bóc di chuyển. Tuy nhiên chính điều này khiến bạn bị đánh lừa bởi giữa thân chai, nơi bị che phủ bằng lớp nhãn tối màu đã được thiết kế đặc biệt để thừa không gian bên trong chứa đựng ma túy hay chất cấm.







Khi xoáy phần tiếp giáp với đáy chai và phần dán nhãn ra, bạn sẽ ngỡ ngàng khi thấy bên trong không phải là nước uống như tưởng tượng ban đầu. Điều này cho thấy, hoạt động cũng như thủ đoạn của tội phạm ngày càng tinh vi. Bạn sẽ không thể ngờ được mình đã rơi vào bẫy của chúng để rồi gặp những phiền toái không đáng có. Bạn có thể bị bắt để điều tra hay thậm trí bạn có thể đi tù vì tội tàng trữ và vận chuyển ma túy.


Ngay khi clip được đăng tải, đã có rất nhiều ý kiến bàn luận về vấn đề này mà đa phần đều là những ý kiến cho rằng sẽ dễ dàng bị đánh lừa bởi quái chiêu này. Bác Đ.V.An – 68 tuổi chia sẻ: “Tôi thật sự bất ngờ, mặc dù tôi cũng rất nhiều lần sử dụng máy bay làm phương tiện di chuyển mỗi chuyến công tác nhưng thật sự tôi chưa từng gặp trường hợp này trước đây. Thỉnh thoảng tôi cũng cầm giúp đồ cho người khác mà tôi không quen, nhất là những người già và phụ nữ có thai. Nếu gặp phải trường hợp này thì chắc chắn tôi sẽ bị đánh lừa ngay tức thì. Thật may là những người tôi cầm hộ đều là người tốt vì họ đã quay lại nhận đồ ngay sau đó”.


Anh Đ.P.Linh cũng vui vẻ tâm sự rằng: “Quả thực đây là một thông tin rất là hữu ích vì bình thường thanh niên trai tráng nhờ vả mình cầm hộ đồ thì mình phải xem xét chứ nếu có bạn nữ nào xinh xắn đáng yêu nhờ cầm hộ chắc mình cũng cầm luôn khỏi phải nghĩ nhiều”.


Ở các sân bay hiện nay, bất kể là trong nước hay nước ngoài song song với các tệ nạn vẫn tồn tại như móc túi, trộm cắp… thì đây là điều đáng để các bạn phải quan tâm. Ngay cả việc mua một chai nước, hãy cân nhắc kiểm tra thật kỹ và đảm bảo rằng đó không phải là một chai nước giả. Tốt hơn nhất là bạn hãy tránh mua nước nếu thật sự bạn không có nhu cầu bức thiết lắm hoặc chuẩn bị trước từ nhà cho mình một chai nước nho nhỏ có thể nhét vừa hành lý của bạn.


Một lời khuyên cho các bạn khi đến sân bay hay những nơi gần với dịch vụ hải quan là hãy cẩn trọng hoặc đừng bao giờ cầm hộ chai nước hay vật gì khác cho dù đó là người già hay phụ nữ mang thai. Bạn cũng có thể giữ phép lịch sự bằng cách nói với người muốn bạn cầm giùm rằng “hãy đặt nó xuống sàn hay chỗ nào đó, tôi sẽ để mắt tới nó giúp bạn” chứ tuyệt đối không cầm hộ.


Luật pháp ở một số nơi như Singapore hay Dubai, việc sở hữu và vận chuyển chất ma túy được coi là tội cực kỳ nghiêm trọng. Bạn có thể bị bỏ tù hoặc đối mặt với nguy cơ nhận hình phạt tử hình. Do vậy, trong bất cứ hoàn cảnh nào hãy thật tỉnh táo và biết cách tự bảo vệ bản thân mình để có được những chuyến đi trọn vẹn và đầy ý nghĩa.

0 Sân bay quốc tế Phú Bài sẽ đóng cửa từ 20/3 để sửa chữa

Cục Hàng không Việt Nam cho biết sẽ tạm đóng cửa cảng hàng không quốc tế Phú Bài trong thời gian 8 tháng từ 20/3 đến hết ngày 20/11 để sữa chữa đường cất hạ cánh.


Ông Ngô Hòa, Phó chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế vừa cho biết đã nhận được văn bản của Bộ Giao thông Vận tải về việc tạm đóng cửa cảng hàng không Phú Bài. Thời gian đóng cửa sân bay này từ 00h01 ngày 20/3 đến 23h59 ngày 20/11.

Trên trang web của mình, Cục Hàng không đăng tải văn bản chỉ đạo Cảng vụ Hàng không miền Trung, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam thực hiện sửa chữa đường cất hạ cánh đảm bảo an ninh, an toàn và tiến độ.


Cảng hàng không Phú Bài đóng cửa 8 tháng. Ảnh wiki


Hiện cảng Phú Bài với một đường băng dài 2.700 m đang cần được sửa chữa. Theo quy hoạch, đến năm 2020, Cảng hàng không quốc tế Phú Bài đạt chỉ tiêu cấp 4E, tại giờ cao điểm có thể tiếp nhận 20 máy bay và 5 triệu hành khách một năm.

Đây là lần thứ 2, sân bay này đóng cửa. Từ ngày 13/5 đến 13/6, sân bay Phú Bài đã đóng cửa để sửa chữa và nâng cấp đường băng và từng bị đình trệ vì bò tót xâm nhập

0 Đóng cửa đường băng - Hàng nghìn chuyến bay tới Tân Sơn Nhất phải đổThay vì khai thác 2 đường băng như thường lệ, sân bay Tân Sơn Nhất vừa đóng một đường băng để sửa chữa, ảnh hưởng tới lịch hàng nghìn chuyến bay.i lịch

Thay vì khai thác 2 đường băng như thường lệ, sân bay Tân Sơn Nhất vừa đóng một đường băng để sửa chữa, ảnh hưởng tới lịch hàng nghìn chuyến bay.


Bắt đầu từ hôm nay (26/2), sân bay Tân Sơn Nhất tạm ngừng khai thác đường cất hạ cánh (CHC) 25R/07L để sửa chữa đến ngày 25/10. Với việc chỉ còn cho bay một đường băng, giới hạn khai thác tại Tân Sơn Nhất giảm gần một phần ba so với thường lệ.

Do thay đổi này, Vietnam Airlines cho biết từ nay đến 30/3, sẽ điều chỉnh giờ khai thác gần 1.000 chuyến bay nội địa có giờ đến - khởi hành nằm trong khung thời gian cao điểm từ 9h - 12h, 13h -15h và 16h - 19h trên 12 đường bay giữa các tỉnh thành TP HCM, Hà Nội, Thanh Hóa, Vinh, Đồng Hới, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Đà Lạt, Buôn Ma Thuột, Pleiku, Nha Trang, Phú Quốc.


Một đường băng ở Tân Sơn Nhất đóng cửa để sửa chữa. Ảnh minh họa: Kiên Cường


Ngoài việc phải điều chuyển một số chuyến ra ngoài giờ cao điểm, máy bay Vietnam Airlines sẽ buộc phải chờ cất hạ cánh lâu hơn (thời gian chờ từ mức 15 phút hiện tại lên tới 30-40 phút).

VietJetAir cho biết họ đã chuẩn bị nhằm tránh xáo trộn lịch bay, tuy nhiên giờ bay của một số chuyến đi đến cửa ngõ hàng không phía Nam có thể bị chậm hơn từ 5 đến 10 phút.

Đại diện Jetstar Pacific cũng phải điều chỉnh tần suất, kế hoạch bay. "Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ bám sát tình hình thực tế phát sinh hàng ngày để kịp thời thông báo sự điều chỉnh cho hành khách biết nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng đến kế hoạch đi lại của mọi người", đại diện hãng nói.

0 Kinh doanh hàng không sẽ được siết chặt quy định

Hiệu lực của giấy phép kinh doanh hàng không sẽ rút gắn xuống còn 18 tháng thay vì 2 năm như hiện tại. Tổ chức cá nhân muốn kinh doanh dịch vụ vận chuyển bằng đường bay phải có tối thiểu 800-1.000 tỳ đồng.

Cục Hàng không VN đang sửa đổi nghị định 76 về kinh doanh hàng không nằm lấp những lỗ hổng trong quản lý hoạt động vận chuyển hiện hành.


Hãng Hàng không Indochina Airlines ngừng bay sau một năm cất cánh. Ảnh: hangkhong.


Theo đó, các tổ chức, cá nhân muốn tham gia cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa với 1-10 máy bay phải có ít nhất 300 tỷ đồng vốn pháp định. Mức quy định hiện nay tối thiểu là 200 tỷ đồng.

Đối với các doanh nghiệp có đường bay quốc tế khai thác 1-10 tàu bay, vốn pháp định dự kiến nâng từ mức 500 tỷ đồng hiện nay lên 800 tỷ đồng. Còn với hãng có quy mô từ 11 máy bay trở lên, vốn bắt buộc là 1.000 tỷ đồng thay cho mức 800 tỷ đồng.

Việc thay đổi các quy định về vốn này được cơ quan soạn thảo giải thích là nhằm hạn chế các nhà đầu tư thiếu năng lực, tham gia thị trường một thời gian đã bị đào thải. Thực tế cho thấy, Hãng giá rẻ Jetstar Pacific dù được đối tác ngoại rót tiền, vốn điều lệ tăng từ 700 tỷ đồng lên 1.300 tỷ đồng mà vẫn rơi vào tình cảnh khó khăn. Vốn mỏng cũng khiến Indochina Airlines chỉ bay chưa đầy một năm thì dừng hoạt động.

Dự thảo sửa đổi thông tư 76 cũng rút bớt thời hạn hiệu lực của giấy phép kinh doanh. Theo đó, tối đa 18 tháng, doanh nghiệp không mở đường bay sẽ bị rút giấy phép. Quy định hiện hành, thời hạn tối đa duy trì giấy phép là 24 tháng không bay mới bị thu hồi.

Vietjet là hãng hàng không đầu tiên được cấp giấy phép, cuối năm 2009. 3 năm qua, hãng vận chuyển này chưa một lần cất cánh nhưng để hỗ trợ doanh nghiệp, Cục Hàng không VN vẫn chưa tiến hành thu hồi mà tiếp tục gia hạn.

Ngoài các nội dung trên, dự thảo sửa đổi thông tư 76 cũng bổ sung quy định khá ngặt nghèo về chứng chỉ khai thác, bảo dưỡng tàu bay (AOC). Đồng thời, những rắc rối liên quan đến biểu tượng, thương hiệu... đối với những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng được giải quyết.

0 Đại lý vé máy bay Tam Vương lọt Top 1 Đại lý của Asiana Airlines năm 2012



Năm 2012 bằng những nỗ lực của mình cùng với việc mở rộng phạm vi kinh doanh, Đại lý Tam Vương đã đạt thành tích là Đại lý Top 1 của Hãng hàng không Asiana Airlines. Đây là năm thứ 6 liên tiếp (từ 2006 đến 2012) Đại lý Tam Vương đạt danh hiệu Đại lý Top 1 của Hãng hàng không Asiana Airlines, điều này minh chứng cho sự hợp tác chặt chẽ, lâu dài và toàn diện giữa Công ty CP TM DV & DL Tam Vương và Hãng hàng không Asiana Airlines.

Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

0 Mang cơm nắm, múa bikini thu hút khách trên máy bay

Năm 2012, thị trường hàng không nội địa suy giảm, các hãng hàng không vật vã thu hút khách. Cuộc đua giảm giá vé sôi động đã khiến nhiều người thu nhập thấp có cơ hội đi máy bay. Cạnh tranh đã khiến máy bay thành sàn diễn thời trang, bục trao nhẫn cưới...



Viet Jet Air nổi đình đám với màn tiếp viên mặc bikini và giảm giá cạnh tranh với tàu hỏa. Ảnh: VJ.


 Mang cơm nắm lên máy bay

Năm 2012, thị trường hàng không nội địa sụt giảm mạnh (6,4% so với 2011). Tuy nhiên, chưa có năm nào các hãng hàng không nội địa (Vietnam Airlines-VNA, Jetstar Pacific-JP, VietJetAir-VJ, Air Mekong-AM và Vasco) đua nhau giảm giá.

Có những thời điểm, vé máy bay bán công khai trên mạng với mức chỉ 500-900 nghìn đồng/chiều Bắc Nam, tức rẻ chỉ bằng một nửa của vé tàu hoả hạng sang.

Trên nhiều chuyến bay giá rẻ của JP, VJ, đã xuất hiện các hành khách đùm theo cơm, mang bánh mì để tiện dùng bữa thay vì mẫu hành khách đóng hộp comple sang trọng vốn thường thấy trước đây trên mỗi chuyến bay.

Chưa kể lượng lớn khách suy thoái kinh tế (do tác động của nền kinh tế, nhiều hành khách bỏ phương tiện cao cấp để đi bình dân nếu vé máy bay không giảm) ngày càng nhiều trên các chuyến bay.

Sự sụt giảm của thị trường nội địa và những khó khăn chung của nên kinh tế đã khiến hãng hàng không truyền thống VNA đã phải 3 lần điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh (sử dụng biện pháp tiết kiệm, cắt giảm chi phí với tổng số lên đến 570,4 tỷ đồng). Hãng này cũng cắt giảm trên 3 nghìn chuyến bay và 3.600 giờ bay.

Thường hãng hàng không truyền thống không hướng tới việc bán vé giá rẻ, nhưng VNA đã phải phá lệ bán nhiều vé loại này. Trước đây, vé máy bay giá rẻ chỉ là chiêu kích cầu và hành khách dù có 3 đầu 6 tay cũng khó giành giật được (vì số lượng chỉ vài chiếc, nhưng có đến hàng nghìn người truy cập mua).

Có những hãng hàng không do đã đặt mua máy bay từ nhiều năm trước, năm 2012, máy bay mới cứ thế đổ về Việt Nam. Nếu để không, đồng nghĩa với việc cả đống tiền bỏ phí, do đó bằng mọi cách phải đưa vào hoạt động.

Vậy là cơ hội để vé máy bay giá rẻ xuất hiện trong cuộc chạy đua cạnh tranh tồn tại giữa các hãng.

Đây cũng là lý do, cao điểm đi lại Tết Nguyên đán năm nay, giao thông hàng không khá êm ả. Các đại lý bán vé máy bay có muốn găm hàng tạo áp lực khan hiếm vé cũng khó. Hơn nữa, bên cạnh VNA, giờ đã có 4 hãng hàng không khác thậm chí còn bay chưa hết công suất. Có hãng hàng không mỗi tháng lỗ 3 tỷ, nhưng vẫn phải bay.

Tổ chức cưới, múa bikini thu hút khách

Hãng hàng không tư nhân được cấp phép đầu tiên VJ bay khai trương tháng 12-2011.

Trong khi một số hãng hàng không tư nhân khác chết yểu, như Hàng không Đông Dương, Trãi Thiên Aircargo, Blue Sky..., VJ mua máy bay, sơn hình quốc kỳ Việt Nam và sôi động với các chiêu quảng bá, cũng như tuyên bố trở thành hàng không chi phí thấp.

Ngay từ dàn tiếp viên đã phá cách với quần lửng, mũ ca-lô theo cách diễn giải của hãng này là hình ảnh những chiến sỹ ngập tràn Hà Nội mùa Đông năm 1946.

Đây cũng là hãng bay gây sốc với hành khách và nhà chức trách khi bất ngờ với màn tiếp viên mặc bikini nhảy múa giữa 2 hàng ghế trong tiếng nhạc sôi động chào mừng hành khách trong hành trình về với biển.

Chưa hết, gần đây, hành khách vừa ngồi yên chỗ trên máy bay, bất ngờ xuất hiện cô dâu-chú rể trao nhẫn và lời thề nguyền ngay giữa máy bay...Nhưng, ngạc nhiên nhất, giá vé của hãng này cạnh tranh với cả đường sắt (nếu mua sớm).

Trong khi nhiều hãng khác đang vật lộn với thị trường, VJ đã bán vé đi Băng Cốc (Thái Lan) và chuẩn bị bay trong tháng tới. Giới chuyên gia kinh tế chỉ có thể thốt lên VietjetAir mạo hiểm chờ thị trường hồi phục. Các chuyên gia kinh tế dự báo năm 2013, giá vé máy bay sẽ còn cạnh tranh giảm giá.

0 Chen nhau 'săn' vé giá rẻ của Jetstar Pacific

Ngày 13-1, gần 1.000 hành khách được mời trực tiếp tham gia sự kiện đặc biêt diễn ra tại Hà Nội, cùng 'săn' vé 320.000 đồng/chặng từ các đường bay kết nối với Thủ đô.



Khách hàng "săn" vé giá rẻ.

  Hãng hàng không giá rẻ của Việt Nam – Jetstar Pacific vừa hoàn thành việc chuyển sang khai thác hoàn toàn bằng đội bay mới Airbus A320, tiếp tục cam kết cung cấp vé máy bay giá rẻ mỗi ngày tại Việt Nam.

Thay vì mua vé rẻ trên mạng như các đợt bán vé thông thường, Jetstar Pacific mời gần 1.000 hành khách đến trải nghiệm thực tế "săn"' 3.200 vé rẻ.

Bên cạnh cơ hội mua vé rẻ, người tham gia được chứng kiến các tiết mục giải trí đặc sắc của ca sĩ Văn Mai Hương, Đinh Mạnh Ninh và cơ hội trúng một voucher du lịch Jetstar cho gia đình trị giá 20.000.000 đồng, một ipad mini và ba thẻ Visa với tổng trị giá 20.000.000 đồng, do tổ chức thẻ Visa tài trợ.

Chương trình dành cho hành khách ở khu vực phía Bắc, do đó vé cũng được mở bán trên các chuyến bay của Jetstar Pacific kết nối với Thủ đô Hà Nội, bao gồm Hà Nội – Tp.Hồ Chí Minh và Hà Nội – Đà Nẵng.

Trước đó, một chương trình trải nghiệm thực tế săn vé rẻ với giá 99.990 đồng cũng được Jetstar Pacific thực hiện tại Tp.Hồ Chí Minh.





  Ông Lê Hồng Hà, Tổng giám đốc Jetstar Pacific cho biết, năm 2012 hệ số sử dụng ghế của hãng đạt đến 91%, phục vụ gần 1,9 triệu lượt khách, khai thác 11.445 chuyến bay với tỉ lệ an toàn đạt 100%. Doanh thu khác (ngoài giá vé) tăng 50%, doanh thu hàng hóa tăng 19% so với năm 2011.

Ông Hà cũng cho biết, đội bay mới A320 sẽ giúp Jetstar Pacific tăng năng lực vận tải thêm gần 3.000 ghế, trên 200 tấn hàng hóa mỗi tuần và khả năng tiết kiệm nhiên liệu so với đội bay cũ Boeing 737-400s từ 5 – 6%. Đây cũng là một trong những lợi thế để Jetstar Pacific tiếp tục cung cấp giá rẻ đến khách hàng.

0 VietJet Air lọt “Top 5 đường bay mới khai trương thành công nhất thế giới”

Giải thưởng dành cho các hãng hàng không giá rẻ toàn cầu “Budgies & Travel Awards 2012”, VietJetAir được công nhận là “Top 5 đường bay mới khai trương thành công nhất thế giới” năm 2012.





 Kết quả công bố tại Luân Đôn (Anh Quốc) trong khuôn khổ giải thưởng uy tín dành cho các hãng hàng không giá rẻ toàn cầu “Budgies & Travel Awards 2012” vừa qua, đường bay VietJetAir được công nhận là “Top 5 đường bay mới khai trương thành công nhất thế giới” năm 2012, cùng với các hãng hàng không hàng đầu như SpiceJet (Ấn Độ), EasyJet (Anh Quốc), Southwest (Mỹ) và AirAsia X (Malaysia).

Ngày 14-01, VietJetAir đã đón nhận thêm tàu bay Airbus 320-200, gia nhập đội bay hiện đại của hãng. Với việc đón nhận tàu bay này, VietJetAir sẽ có 6 máy bay Airbus mới, hiện đại để đáp ứng nhu cầu tăng chuyến và mở rộng các đường bay.

Tàu bay mới với số hiệu VN-A699 đã đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất, được sơn biểu tượng du lịch quốc gia. Hình ảnh hoa sen đang hé nở và slogan “Vietnam Timeless Charm – Vẻ đẹp bất tận” được sơn trang trọng trên đầu tàu bay. Tàu bay mới sẽ được đưa vào hoạt động phục vụ hành khách trong dịp Tết nguyên đán sắp tới.

Ông Desmond Lin – Giám đốc phát triển kinh doanh của VietJetAir, cho biết: “VietJetAir rất vinh dự khi tàu bay của hãng được khoác lên mình hình ảnh biểu tượng của du lịch quốc gia. Với tàu bay mới, VietJetAir sẽ có thêm cơ hội phục vụ hành khách đi lại trong dịp Tết Nguyên đán này. Cùng với VietJetAir hành khách sẽ dễ dàng về sum họp gia đình, hoặc cùng với những người thân yêu đi du Xuân…”

Với tàu bay mang biểu tượng du lịch Việt Nam, VietJetAir tự hào mang hình ảnh về một đất nước Việt Nam xinh đẹp để giới thiệu cùng bạn bè quốc tế. Qua đây cũng góp phần quảng bá và thúc đẩy du lịch Việt Nam phát triển.

VietJetAir là hãng hàng không thế hệ mới, năng động, hiện đại, được cấp phép khai thác bay trên các chặng nội địa và quốc tế.

0 Vì sao ế vé bay Tết vẫn khó mua?

Dịp Tết Nguyên đán năm trước, Vietnam Airlines (VNA) cất cánh gần 500 chuyến/ngày, năm nay dự báo khách giảm nhiều. Sau Tết, thêm một hãng hàng không tư nhân sẽ ngừng bay.



Tháng củ mật nhưng nhiều chuyến bay nội địa vẫn vắng khách.


Năm hãng bay giành giật 1 triệu khách
Thông tin từ Cục Hàng không cho biết, do khó khăn, nhiều khả năng một hãng bay tư nhân sẽ ngừng bay vào cuối tháng 2. Nguồn tin riêng của Tiền Phong cho biết, có hãng hàng không tư nhân mỗi tháng lỗ hàng chục tỷ đồng.

Như vậy, câu chuyện cạnh tranh giữa các hãng hàng không nội địa vừa mới nhen nhóm đã có nguy cơ tắt ngóm.

Các chuyên gia kinh tế cho biết, hàng không chết yểu (trước đây là Hàng không Đông Dương do nhạc sỹ Hà Dũng sáng lập) chủ yếu do các chủ hãng đánh giá chưa đúng về thị trường hàng không nội địa, chưa kể việc thiết lập đội bay không phù hợp.

Những con số công bố về tăng trưởng của thị trường hàng không nội địa (khoảng 12 triệu lượt năm 2011) khiến chủ doanh nghiệp nhanh chóng lao vào thành lập hãng bay.

“Trên thực tế, chỉ có 3 triệu khách trong tổng số 12 triệu lượt hành khách/năm là đi lại bằng đường hàng không. Trong số này, thực chất chỉ có khoảng 1 triệu người là bay thường xuyên. Thị phần không đủ lớn để nhiều hãng hàng không kiếm ăn”, một chuyên gia hàng không nói.

Vì thế mới có câu chuyện, giá vé hàng không dù được duyệt với mức trần mới, nhưng các hãng bay không dám tăng kịch trần (trừ dịp cao điểm hiếm hoi).

Các hãng hàng không nội địa cạnh tranh quyết liệt bằng cách giảm giá vé. Nếu trước đây, khoang thương gia và khoang hạng thường của VNA trên trục Bắc Nam có ngày đầy ắp thì nay tỷ lệ trống ghế tăng lên.

Thậm chí, nhiều khách hàng trước đây ngồi ghế thương gia để tiện bàn chuyện làm ăn với đối tác, nay âm thầm hạ xuống hạng thường, ngủ vùi cho qua chặng bay buồn tẻ. Thậm chí, những ngày gần đây, hành khách có thể mua được vé giá rẻ của nhiều hãng bay vào gần ngày cất cách (thông thường vé càng gần ngày bay giá càng cao).

Chật vật bay Tết

Có thể nói, việc có thêm Vietjet Air, Airmekong bên cạnh VNA, Vasco và Jetstar Pacific đã làm thay đổi nhận thức kinh doanh của ngành hàng không: Cạnh tranh bằng cách giảm giá vé, nếu không đối thủ sẽ hút khách. Có một thực tế, VNA khó kiếm lãi từ vận chuyển hàng không nội địa, thường chủ yếu từ các hoạt động kinh doanh dịch vụ mặt đất (cho thuê xe thang máy bay, bán hàng sân bay, bán xăng dầu hàng không...).

Một trong những thay đổi rõ nét nhất ở VNA là hãng hàng không truyền thống (không chú trọng bán vé giá rẻ), nhưng nay đã cơ cấu nhiều mức giá (có cả giá rẻ).

Chưa kể, hiện có thêm dòng phân khúc chuyên giá rẻ của Jetstar Pacific (sau khi chuyển vốn của nhà nước về cho VNA quản lý). Thực ra, thị trường hàng không nội địa đã manh nha hình thành các phân khúc: VNA dành cho khách bay có tiền, bay quốc tế; Jetstar Pacific và VietJet Air phục vụ khách bình dân; Airmekong chuyên đường bay nhánh đi biển đảo và Tây Nguyên; Vasco cũng chuyên thực hiện bay dịch vụ với đường bay ngắn. Tuy nhiên, giờ đây, riêng VNA (với cổ phần chi phối Jetstar Pacific và Vasco) có thể thực hiện các phân khúc trên.

Chính vì khó khăn của ngành hàng không (và tác động từ sự ảm đạm nền kinh tế) nên năm 2012, hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific gần như không tung ra các chiêu quảng bá mà âm thầm bay.

Tổng Giám đốc Jetstar Pacific Lê Hồng Hà khi trả lời câu hỏi làm sao có một hãng bay thực sự giá rẻ, đã nói: “Giảm các loại chi phí tới mức có thể.

Ví dụ, Jetstar Pacific tự khai thác phục vụ mặt đất bằng các thiết bị của mình (thay vì thuê VNA hoặc các đơn vị cảng hàng không); dùng kỹ sư riêng để xử lý kỹ thuật ngoại trường; ngay cả phi công, tiếp viên cũng phải làm thêm nhiều việc khác...”.

Từ câu chuyện Jetstar Pacific (có nhiều hỗ trợ từ VNA và đại bản doanh Jetstar ở khu vực châu Á, nhưng vẫn dè dặt bay), có thể thấy sự tồn tại của các hãng hàng không tư nhân khác là điều không đơn giản. Mùa bay cao điểm Tết năm nay, các hãng hàng không nội địa chật vật vì khách ít, bay rỗng một chiều (chiều đi đông, chiều ngược lại vắng).

Vì sao ế vé bay Tết vẫn khó mua?

Vừa qua, nhiều hành khách phản ánh, các hãng hàng không thông báo ế vé Tết, nhưng khó mua.

Lý giải hiện tượng này, một chuyên gia hàng không nói: “Thực tế, câu chuyện đại lý găm vé dịp cao điểm bằng cách đặt tên ảo, sau đó kiếm tiền chênh lệch vẫn phổ biến. Điều này khiến cho hệ thống bán vé qua mạng lúc nào cũng kín chỗ giờ bay đẹp trong ngày cao điểm, nhưng khách bay chỉ cần chi tiền là có ngay vé. Nhiều khi hành khách có việc gấp sẵn sàng chi số tiền gấp đôi để có được chiếc vé”.

0 VietJetAir khuyến mại 10.000 Vé giá 10.000 mừng dịp mở chặng bay thứ 10

Chào mùa xuân yêu thương và chúc mừng VietJetAir đã mở 10 đường bay khắp cả nước và vươn ra quốc tế, VietJetAir dành tặng 10,000 cơ hội bay với giá chỉ từ 10.000 đồng cho tất cả 10 điểm đến: Bangkok, Tp.HCM, Đà Lạt, Nha Trang, Đà Nẵng, Huế, Vinh, Hải Phòng, Phú Quốc, Hà Nội.

Vé siêu tiết kiệm sẽ được mở bán từ 21h đến 23h59 trong 2 ngày 05/03 và18/03/2013 tại website vietjetair.com, cho hành trình bay từ ngày 01/04 đến10/5/2013 và từ 05/09 đến 20/12/2013. Khách hàng thanh toán ngay bằng thẻ MasterCard hoặc VisaCard.



Ông Desmond Lin – giám đốc phát triển kinh doanh của VietJetAir, cho biết: “VietJetAir đã có thời gian chuẩn bị 5 năm trước khi cất cánh về chiến lược kinh doanh cũng như các tiềm lực tài chính,nguồn nhân lực, công nghệ và đội tàu bay hiện đại, đã được các chuyên gia quốc tế thẩm định và đánh giá cao. Chúng tôi đã nhận được sự hỗ trợ, hợp tác của các tập đoàn dịch vụ kỹ thuật và công nghệ hàng không hàng đầu thế giới như Airbus, CyberSource, Singapore Airline….Trong hành trình 1 năm hoạt động đến nay, VietJetAir đã mở 10 đường bay, gồm 9 đường bay nội địa và đường bay quốc tế đầu tiên từ Tp.HCM đi Bangkok (Thái Lan). Đây là niềm vui lớn của VietJetAir, đánh dấu sự phát triển bền vững và vượt bậc. Và để chia vui cùng khách hàng, chúng tôi sẽ mang đến thông điệp mùa xuân đầy yêu thương với 10,000 cơ hội bay với giá siêu tiết kiệm chỉ 10,000 đồng…”



Tự hào sở hữu đội tàu bay Airbus A320 hiện đại, mới nhất Việt Nam và khu vực, VietJetAir luôn mang lại nhiều cơ hội cho mọi người trải nghiệm dịch vụ hàng không thế hệ mới, an toàn, tiện nghi, vui vẻ, đúng giờ và chi phí tiết kiệm nhất.

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2013

0 Air Mekong vẫn hỗ trợ hành khách trong thời gian tạm ngừng bay

 Hãng hàng không Air Mekong cho biết, năm 2013 được xác định là năm khó khăn cho thị trường vận tải hàng không và các hãng hàng không Việt Nam, nên từ ngày 1.3.2013, hãng tạm ngừng khai thác bay thương mại để thay đổi máy bay, hướng tới đội bay phù hợp với thị trường và đảm bảo kinh doanh hiệu quả.


Air Mekong sẽ tạm ngừng bay từ ngày 1.3 tới


Air Mekong thông báo hỗ trợ khách hàng trong thời gian tạm ngừng khai thác bay thương mại qua tổng đài 04 - 37 188 199, 08 - 38 463 666, Email: cc@airmekong.com.vn và phòng vé của Air Mekong.

Thời gian làm việc trong giờ hành chính.

Khách hàng là thành viên của Câu lạc bộ Mekong được bảo lưu quyền lợi của hội viên, thời hạn hiệu lực của thẻ theo nguyên tắc: điểm thưởng và hiệu lực của thẻ được kéo dài hiệu lực thêm bằng thời gian tạm ngừng khai thác cộng thêm 3 tháng.

Vé của hành khách được đặt trên chuyến bay từ 28.2.2013 trở về trước chưa sử dụng và vé còn hiệu lực sau ngày 28.2.2013 được gia hạn hiệu lực theo nguyên tắc: thời gian gia hạn được kéo dài thêm bằng thời gian tạm ngừng khai thác cộng thêm 3 tháng.

Điều kiện vé áp dụng theo đúng các điều kiện vé khi khách hàng mua vé (ví dụ: vé được phép hoàn tiền thì có thể hoàn vé và tính phí theo mức quy định trong bảng giá, khách noshow tính phí noshow theo quy định).

0 Hàng không Việt Nam và những cái "chết yểu"

Trong số 5 hãng được cấp phép từ 2007, hiện chỉ còn VietjetAir trụ lại, Indochina Airlines phá sản, Trãi Thiên khai tử, Blue Sky không được nhắc tới, giờ đến lượt Air Mekong khó khăn.


Indochina Airlines

Đây là hãng hàng không tư nhân đầu tiên đi vào hoạt động tại Việt Nam, nếu không tính tới Jetstar Pacific (có phần vốn góp của Nhà nước do Vietnam Airlines đại diện).

Indochina Airlines được thành lập vào tháng 5/2008 với tên gọi ban đầu là Công ty Cổ phần Hàng không Tăng Tốc, tên giao dịch quốc tế AirSpeedUp JSC, vốn điều lệ là 200 tỷ đồng. Thời gian ngắn sau đó, ngày 17/10/2008, hãng đã được đổi tên thành Công ty Cổ phần Hàng không Đông Dương Indochina Airlines.


Indochina Airlines biến mất khỏi bản đồ bay Việt Nam.


Bay chuyến đầu tiên vào ngày 25/11/2008, nhưng chỉ một năm sau, Indochina Airlines lún sâu vào khủng hoảng chủ yếu do suy thoái kinh tế. Đến tháng 9/2009, hãng hàng không của nhạc sĩ Hà Dũng chỉ còn một chặng bay TP HCM - Hà Nội. Năm 2011, hãng dần teo tóp, nợ tiền xăng đối tác, nợ lương nhân viên và xin ngừng cất cánh. Đến cuối năm 2011, Indochina Airlines biến mất khỏi bản đồ bay Việt Nam.

Cục Hàng không Việt Nam lúc đó giải thích nguyên nhân rút giấy phép bay của Indochina Airlines là hãng này đã ngừng khai thác quá lâu và cũng không có một động thái nào cho thấy hoạt động trở lại.

Trãi Thiên

Trai Thien Air Cargo là hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam được cấp phép chuyên vận chuyển hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện, nhưng cũng đành phải khép lại giấc mơ bay. Thành lập vào tháng 6/2008, Trãi Thiên được cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không trong nước từ tháng 10/2009 với vốn pháp định là 500 tỷ đồng.

Trụ sở cũng như văn phòng Chủ tịch Trãi Thiên luôn đóng cửa vào thời điểm hãng bị tước giấy phép bay. 

Nhưng sau một năm, hãng vẫn chưa công bố kế hoạch sắm tàu bay, lên lịch bay, trong khi nhân viên liên tục gửi đơn tố cáo về chuyện nợ lương, cán bộ chủ chốt tản mạn tìm chỗ làm mới.

Đến tháng 12/2011, hãng bị rút giấy phép kinh doanh mà lý do Cục Hàng không đưa ra cũng là Trãi Thiên không có bất cứ dấu hiệu gì về khả năng cất cánh.
Blue Sky Air


Tháng 8/2010, Cục Hàng không đã cấp giấy phép hoạt động cho Hãng hàng không Bầu Trời Xanh, Hãng sẽ khai thác các loại máy bay như trực thăng, thủy phi cơ và tất cả các loại máy bay cánh bằng khác.

Ban đầu hãng đăng ký khai thác hơn 20 tuyến du lịch trong nước. Tuy nhiên, từ đó đến nay vẫn không có thêm thông tin nào về hoạt động của hãng này.

Air Mekong

Chỉ tạm ngừng bay nhưng Air Mekong là cái tên mới nhất góp mặt vào danh sách các hãng hàng không tư nhân đối diện với khó khăn. Với số vốn điều lệ 200 tỷ đồng, hãng được thành lập bởi nhiều nhà đầu tư Việt Nam mà đại diện là Công ty Đầu tư phát triển sản xuất Hạ Long (BIM Group).

Chính thức bay vào tháng 10/2010, sau gần 2 năm hoạt động, Air Mekong có 4 tàu bay thương mại Bombardier CRJ 900 có thể bay trên độ cao 12.000 m với 13 đường bay đến 9 điểm nội địa.


Air Mekong vừa tuyên bố tạm dừng bay.

Tháng 6/2012, Air Mekong bàn với Eximbank về thỏa thuận mời nhà băng này tham gia góp 11% vốn điều lệ. Lãnh đạo Air Mekong thừa nhận tình hình kinh tế èo uột nên kinh doanh khó khăn. Doanh thu năm 2012 của hãng cao hơn 7% so với 2011, mức này tốt hơn năm trước nhưng cũng không phải là sáng sủa.

Cuối năm 2012, CEO Lương Hoài Nam xin nghỉ việc sau bốn tháng nhậm chức với lý do gia đình. Ít ngày sau đó, Air Mekong bị đối tác cung ứng nhiên liệu tốchuyện nợ nần.

Đến nay, Air Mekong đưa ra lý do đổi tàu bay để giải thích cho việc tạm ngừng bay từ đầu tháng 3, nhưng vẫn khiến giới kinh doanh hàng không bận tâm. Nhân viên của hãng được thông báo tình hình nội bộ từ 4 tháng trước, không ít người đã rời đi tìm bến đậu mới cho mình.


0 Vé máy bay đi châu Âu giảm giá chỉ còn 500 USD

Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa thông báo chương trình giảm giá 27% trên một số tuyến đường châu Âu mà hãng khai thác.

Theo đó, vé máy bay từ Việt Nam đến Paris, Frankfurt hoặc London xuất trong khoảng thời gian từ nay đến 31/3 chỉ còn từ 550 USD (tương đương 11.550.000 đồng). Vietnam Airlines hiện là hãng hàng không duy nhất khai thác các đường bay thẳng từ Việt Nam đến London và Frankfurt bằng máy bay Boeing 777 mới và hiện đại.

Hiện mỗi tuần hãng có 24 chuyến từ Việt Nam đến Paris, Frankfurt, London và Moscow. Từ bốn cửa ngõ này, Vietnam Airlines hợp tác với các hãng hàng không khác bay đến hầu hết các thành phố nội địa châu Âu.

Đây là một trong những chương trình khuyến mãi đầu tiên của năm, được thực hiện sau cao điểm Tết. Trong cao điểm Tết vừa rồi, hãng cũng thực hiện chương trình khuyến mãi lệch đầu để kích cầu trên những đường bay ít khách hơn. Nhờ đó, lượng khách mua vé khuyến mại lệch đầu tăng từ 24 đến 29% tổng khách, cao hơn 40% so với cùng kỳ Tết 2012.

Trong giai đoạn cao điểm Tết Quý Tỵ 2013 (từ ngày 25/1 đến ngày 18/2) Vietnam Airlines đã vận chuyển gần 1,1 triệu lượt khách, tăng 5,4% so với cùng kỳ tết Nhâm Thìn 2012; trong đó vận chuyển nội địa đạt xấp xỉ 670.000 khách, tăng 2%; quốc tế đạt gần 410.000 khách, tăng 10%. Tổng số chuyến bay Vietnam Airlines thực hiện trong giai đoạn tết 2013 là 9.053 chuyến, trung bình 363 chuyến mỗi ngày. Riêng ngày 9/2 (mùng 7 tháng giêng âm lịch) hãng đã khai thác lên tới 477 chuyến. Tỷ lệ chuyến bay đúng giờ trên toàn mạng đạt 90,11%, cao hơn cùng kỳ.

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

0 Các hãng hàng không lên kế hoạch khai thác đường bay Air Mekong bỏ lại

 Các hãng hàng không khác đang họp bàn và lên kế hoạch tăng cường khai thác các đường bay mà Air Mekong bỏ lại, sau khi hãng này ngừng bay từ 28/2.
 
Air Mekong dùng 4 tàu bay thương mại Bombardier CRJ 900 bay tới các điểm nội địa Hà Nội, TP HCM, Vinh, Buôn Mê Thuột, Pleiku, Đà Lạt, Quy Nhơn, Côn Đảo, Phú Quốc.

"Khi họ ngừng bay, sẽ có một lượng khách phải chọn hãng khác. Đây là cơ hội, chúng tôi sẽ nghiên cứu ngay các phương án khai thác những đường bay này", lãnh đạo Jetstar Pacific cho biết.

Ngoài những đường bay như Côn Đảo hay Pleiku mà máy bay A320 của Jetstar Pacific không đáp được thì những chặng bay còn lại của Air Mekong, hãng hàng không giá rẻ đều tính đến khả năng sẽ "nhảy vào".

"Jetstar Pacific tính đến những điều này vì Air Mekong đã có một lượng khách ổn định, khi vào khai thác không phải xây dựng lại từ đầu, rất thuận lợi để phát triển. Còn khi họ bay trở lại, chúng tôi không ngại cạnh tranh vì kinh doanh là phải như vậy", lãnh đạo hãng phân tích.


Các hãng hàng không dòm ngó khai thác những đường bay của Air Mekong. Ảnh minh họa: Kiên Cường


Tương tự, đại diện Công ty Bay dịch vụ hàng không Vasco khẳng định sẽ tăng tần suất, đáp ứng khách chặng TP HCM - Côn Đảo sau khi vắng bóng Air Mekong. Trước nay, đường đến Côn Đảo chỉ có Air Mekong và Vasco bay nên từ đầu tháng tới dự kiến khách sẽ đổ dồn qua Vasco.

"Trên thực tế, hiện Vasco khai thác khoảng 16-17 chuyến một tuần tới Côn Đảo, thời gian tới, khách tăng cao nên công ty cũng lên kế hoạch đáp ứng khối lượng với tần suất tối đa lên đến 28-30 chuyến mỗi tuần", đại diện Vasco tính toán.

Trả lời về câu hỏi liệu VietjetAir có quan tâm đến đường bay của Air Mekong sau ngày 28/2, ông Desmond Lin, Giám đốc phát triển kinh doanh VietJetAir cho biết hiện nay hãng đã khai thác hơn 300 chuyến bay mỗi tuần và sẽ linh hoạt phát triển đội tàu bay, đường bay theo nhu cầu hành khách.

0 Chính thức đã co đường bay thẳng Phnom Penh - Hà Nội

Sáng 6/1, Hãng hàng không Quốc gia Campuchia (Cambodia Angkor Air), đơn vị liên doanh giữa Campuchia và Việt Nam, khai trương đường bay thẳng giữa Phnom Penh và Hà Nội. Đây là đường bay thẳng đầu tiên nối liền thủ đô của hai nước, góp phần đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và phát triển giao lưu kinh tế-chính trị-xã hội giữa Campuchia và Việt Nam.
 

Chuyến bay thẳng Phnom Penh và Hà Nội được Cambodia Angkor Air thực hiện với chiếc máy bay Airbus A321 thứ 3 do hãng vừa chính thức tiếp nhận sáng nay, nâng tổng số máy bay đang được hãng khai thác lên 5 chiếc.


 

Ông Ly Heng, một thương nhân Campuchia, và cũng là một trong những hành khách trên chuyến bay thẳng đầu tiên giữa Phnom Penh và Hà Nội, cho biết, do tính chất công việc, ông thường xuyên phải đi lại giữa thủ đô của hai nước. Ông Ly Heng tỏ ra rất hài lòng đối với chuyến bay, nhất là với đường bay thẳng, không còn phải ghé qua Vientiane, rút ngắn được gần một nửa thời gian bay.

Cùng với việc mở đường bay mới, Cambodia Angkor Air sẽ tiếp tục tăng tần suất các đường bay từ Phnom Penh đến thành phố Hồ Chí Minh, Siêm Riệp và ngược lại; đồng thời tiếp tục nghiên cứu khả năng khai thác các đường bay đến các địa bàn như Hongkong, Hàn Quốc, Singapore…

Mạng đường bay năm 2013 của Cambodia Angkor Air sẽ gồm 11 đường bay, gồm 3 đường bay nội địa và 8 đường bay quốc tế.

Cambodia Angkor ra đời vào năm 2009, với sự góp vốn của phía Campuchia (51%) và Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines (49%)./.

0 Sai lầm nào cho Air Mekong?

Với những sai lầm từ khâu chọn máy bay đến việc lựa chọn thị trường, tình cảnh hiện nay của Air Mekong dường như đã được báo trước, theo nhận định của giới chuyên gia.
 
Hãng hàng không Air Mekong lý giải ngừng cất cánh sau 28/2 để tái cơ cấu đội tàu bay đã hơn 2 năm tuổi. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, vấn đề khó khăn lớn nhất của Air Mekong nằm ở khâu quản trị, nên càng hoạt động càng không có đầu ra.

Máy bay là một trong những bước đi sai lầm đầu tiên của Air Mekong, một chuyên gia hoạt động lâu năm trong lĩnh vực hàng không nói. So với loại có kích cỡ tương đương như Airbus A320, Bombardier CRJ900 chỉ chở được một nửa hành khách, trong khi giá thuê không rẻ hơn là bao. Phục vụ được ít khách, nhưng các chi phí về phi công, tiếp viên, dịch vụ mặt đất ... hãng vẫn phải bỏ ra tương đương các loại máy bay khác.

Loại máy bay xuất xứ Canada này không bay được chặng dài. Khách từ Hà Nội đi TP HCM sẽ phải dừng trung chuyển ở một trong ba điểm là Pleiku, Buôn Mê Thuột hoặc Phú Quốc. Việc dừng đỗ khiến thời gian bay của khách đội thêm từ 20 phút (đối với sân bay Pleiku, Buôn Mê Thuột) đến 28 phút (đối với sân bay Phú Quốc) so với bay thẳng Hà Nội - TP HCM.

"Ban đầu Air Mekong chọn Bombardier CRJ900 vì họ dự định chỉ tập trung vào thị trường ngách, là các chặng bay nội địa ngắn", đại diện của một hãng hàng không phân tích. Do đó khi muốn lấn sân sang đường bay trục, hãng gặp nhiều khó khăn.


Air Mekong cho biết sẽ tạm ngừng bay từ 28/2 tới.

 Việc lựa chọn thị trường ngách cũng là một quyết định mạo hiểm của Air Mekong. Khi mới khai trương vào năm 2010, ông Đoàn Quốc Việt - Chủ tịch của Air Mekong từng tự hào rằng máy bay nhỏ, đường bay ngách là kế sách khôn ngoan của hãng để tránh đối đầu với "ông lớn" Vietnam Airlines. Tuy nhiên, thị trường ngách có nhược điểm là phải phụ thuộc vào yếu tố mùa vụ. Những điểm đến được xem là thế mạnh của Air Mekong như Phú Quốc, Buôn Mê Thuột, Côn Đảo chỉ đông khách vào các tháng du lịch. "Để nuôi sống cả một hãng bay thì không thể chỉ trông chờ vào các thị trường nhỏ lẻ, mà phải hướng ra phục vụ số đông. Trong khi đó, trên các chặng truyền thống như Hà Nội - TP HCM, hành khách lại không muốn chọn Air Mekong vì phải transit mất thời gian", vị chuyên gia hàng không nói.

Làm hàng không ở Việt Nam, nhất là tư nhân phải cần rất nhiều kinh nghiệm, ông Lê Hồng Hà, Tổng giám đốc Jetstar Pacific nhận xét. Theo ông, đầu tư vào ngành này cần có đầy đủ các yếu tố như kinh nghiệm, vốn, công nghệ. Hàng không tư nhân nếu tiềm lực tài chính không đủ mạnh để vượt "bão" hoặc không có kinh nghiệm điều hành thì đương nhiên phá sản hoặc buộc dừng bay.

Ông giải thích bài toán kinh doanh hàng không phải bắt đầu từ việc đánh giá thị trường - xây dựng chiến lược phù hợp rồi đưa ra kế hoạch kinh doanh khai thác. Tương tự, đại diện của Vietjet Air cho biết không phải tự nhiên mà họ là hãng hàng không tư nhân đầu tiên được cấp phép nhưng mãi đến cuối 2011 mới cất cánh lần đầu, sau Air Mekong. "Chúng tôi phải bỏ ra một quá trình rất dài để nghiên cứu thị trường và hoạch định chiến lược", đại diện Vietjet Air nói thêm.

Được đánh giá là kinh doanh bài bản hơn nhiều so với Indochina Airlines trước kia, nhưng số phận của Air Mekong cũng không sáng sủa hơn, nhất là khi gặp đúng thời điểm thị trường hàng không đang trong khủng hoảng. Năm 2012, ngay cả "đại gia" như Vietnam Airlines cũng chỉ hoàn thành được 70% kế hoạch cả năm. Nhiều dự báo cho thấy năm 2013 sẽ còn nhiều thử thách với thị trường hàng không Việt.

Giới chuyên gia nhận định có nhiều biểu hiện cho thấy Air Mekong khó có thể bay lại. Theo giải thích của một lãnh đạo ngành hàng không, thông thường thời gian để chuẩn bị cho kế hoạch bay bao gồm khâu bán vé, quảng cáo, liên hệ đại lý là 6 tháng. Trong khi đó, lịch bay cập nhật nhất của hãng hàng không này chỉ kéo dài đến ngày 28/2. Ngay cả đại diện của Air Mekong cũng chưa đưa ra được câu trả lời bao giờ thì hãng có thể bay trở lại.

Chuyên gia trên cũng cho rằng lý do ngừng bay để tái cơ cấu đội máy bay mà Air Mekong đưa ra không mấy hợp lý. Nguyên nhân là với đội tàu bay thuê, nếu cần đổi máy bay khác thì chỉ cần ngưng hợp đồng với đối tác này và ký hợp đồng với đối tác mới, không cần phải ngưng bán vé.

"Nếu Air Mekong thất bại, chúng tôi cũng không lấy làm vui vì có thêm thị phần, ngược lại lấy làm lo ngại đó là tín hiệu xấu của thị trường", vị lãnh đạo trên ngậm ngùi nói. Còn với khách hàng, họ cũng sẽ gặp nhiều bất lợi vì càng giảm sự cạnh tranh, thêm nhiều độc quyền thì giá vé máy bay Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục ở hàng cao nhất Đông Nam Á như hiện nay, ông nói thêm.

Tiến sĩ Trần Đình Bá, một chuyên gia trong lĩnh vực hàng không cho rằng không chỉ riêng Air Mekong, cả ngành hàng không trong nước đều gặp vấn đề với việc tính toán hiệu quả kinh tế đường bay. Ví dụ với hãng hàng không mang biểu tượng Sếu đầu đỏ, ông Bá cho rằng hãng này đang lãng phí trên 25% chi phí sản xuất nên "không lỗ mới là chuyện lạ".

"Hàng không Việt Nam đang tụt quá xa trong hiệp hội hàng không ASEAN - xếp gần cuối bảng, chất lượng phục vụ thua xa hàng không Lào và Campuchia. Tôi cho rằng Chính phủ có những 'cởi trói' để đổi mới hoạt động cho hàng không để ngành không bị 'bức tử' trong kinh doanh thua lỗ", ông Bá nhận định.

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013

1 Có bao nhiêu hãng hàng không tại Việt Nam?

Danh sách các hãng hàng không

Air Asia
Đặt vé: (043) 782 4888 – (043) 736 6533 - (0313) 521 228
Hotline: 0987 364 999 – 0904 120 402
số 16 Ngõ 204 - Trần Duy Hưng - Cầu Giấy – Hà Nội
Địa chỉ : Văn phòng Air Asia tại - 30 Lê Thái Tổ, Hà Nội, Việt Nam
Website: www.airasia.com

Air France
Đặt vé: (043) 782 4888 – (043) 736 6533 - (0313) 521 228
Hotline: 0987 364 999 – 0904 120 402
Địa chỉ: Văn phòng tại Hà Nội: 1 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng. Điện thoại: +84 4 8253 484 / 8247 066. Fax: +84 4 8266 694. Văn phòng tại Tp Hồ Chí Minh: 130 Đồng Khởi, Quận 1. Điện thoại: +84 8 8290 981/ 8290 982. Fax: +84 8 8220 456
Air France là hãng hàng không quốc gia Pháp. Hãng có 237 máy bay và bay tới 183 điểm trên thế giới.

All Nippon Airways
Đặt vé: (043) 782 4888 – (043) 736 6533 - (0313) 521 228
Hotline: 0987 364 999 – 0904 120 402
Địa chỉ: Văn phòng tại Hà Nội: 25 Lý Thường Kiệt. Quận Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: +84 4 9 347 202. Fax: +84 4 9 347 299. Văn phòng tại Tp. Hồ Chí Minh: Tầng 16, Sun Wah Tower - 115 Nguyễn Huệ, Quận 1. Điện thoại: +84 8 219 612 / 8 219 613 / 8 219 614
Là một hãng hàng không có trụ sở ở Tokyo, Nhật Bản. Đây là hãng hàng không quốc tế và nội địa lớn thứ hai của Nhật Bản sau hãng Japan Airlines và là hãng hàng không chính thức của Universal Studios Japan. Hãng có 49 điểm đến ở Nhật Bản và 22 tuyến quốc tế.

Trung tâm hoạt động chính của của ANA tập trung tại Sân bay quốc tế Narita nằm ngoài Tokyo và Cảng hàng không quốc tế Kansai ở Osaka. Trung tâm nội địa chính của hãng tại Sân bay quốc tế Tokyo, Sân bay quốc tế Osaka, Sân bay quốc tế Chubu (gần Nagoya), và Sân bay Chitose Mới (gần Sapporo).

Asiana Airlines
Đặt vé: (043) 782 4888 – (043) 736 6533 - (0313) 521 228
Hotline: 0987 364 999 – 0904 120 402
Địa chỉ: Văn phòng tại Hà Nội: Trung tâm Daeha - 360 Kim Mã. Điện thoại: +84 4 7 714 094 / 7 714 095. Fax: +84 4 7 714 096. Văn phòng tại Tp. Hồ Chí Minh: Diamond Plaza, số 7071 - 34 Lê Duẩn, Quận 1. Điện thoại: +84 8 8 222 622 Fax: +84 8 8 222 710
Là một trong hai hãng hàng không lớn của Hàn Quốc. Hãng này có trụ sở và trung tâm tại Sân bay Quốc tế Incheon và trung tâm nội địa tại Sân bay quốc tế Gimpo. Hãng có tổng 63 máy bay và bay đến tất cả 77 điểm.

British Airways
Đặt vé: (043) 782 4888 – (043) 736 6533 - (0313) 521 228
Hotline: 0987 364 999 – 0904 120 402
Địa chỉ: Văn phòng Hà Nội : tầng 04, số 9 Đào Duy Anh, quận Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại : +84 04 3.934.7239 begin_of_the_skype_highlighting +84 04 3.934.7239 FREE end_of_the_skype_highlighting. Fax: +84 4 9 347 242. Văn phòng Tp. Hồ Chí Minh : Travel House - 170 và 172 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3. Điện thoại: +84 8 8 302 933. Fax: +84 8 8 219 619
Là hãng hàng không lớn nhất của Vương quốc Anh và lớn thứ ba châu Âu, xếp sau Air France-KLM và Lufthansa, với nhiều chuyến bay từ châu Âu vượt Đại Tây Dương. Hãng có tổng 234 máy bay và 222 điểm đến trên toàn quốc.

Cathay Pacific
Đặt vé: (043) 782 4888 – (043) 736 6533 - (0313) 521 228
Hotline: 0987 364 999 – 0904 120 402
Địa chỉ: Văn phòng Hà Nội: Tháp Hà Nội - 49 Hai Bà Trưng. Điện thoại:+84 4 8267 298. Fax: +84 8 8267 709. Văn phòng Tp. Hồ Chí Minh: Jardine House - 58 Đồng Khởi , Quận 1. Điện thoại : +84 8 8223 203 Fax: +84 8 8258 276
Là một hãng hàng không châu Á, trụ sở tại Hồng Kông, vận chuyển hàng hóa và khách đến 102 điểm đến khắp thế giới. Đây là hãng hàng không chính thức của Hồng Kông, hoạt động chính tại Sân bay Quốc tế Hồng Kông. Đây là một trong 5 hãng được Skytrax xếp hạng "5 sao". Cathay Pacific Airways cũng được IATA cấp chứng chỉ IOSA (Kiểm tra An toàn vận hành IATA) do hãng hoạt động an toàn.

China Airlines
Đặt vé: (043) 782 4888 – (043) 736 6533 - (0313) 521 228
Hotline: 0987 364 999 – 0904 120 402
Địa chỉ: Văn phòng Hà Nội: 18 Trần Hưng Đạo. Điện thoại: +84 4 8242 688. Fax: +84 4 8242 588. Văn phòng Tp. Hồ Chí Minh: 132 - 134 Đồng Khởi, Quận 1. Điện thoại:+84 8 8251 388 / 8 8251 389. Fax: +84 8 8251 390
China Airlines không phải là công ty quốc doanh, nó trực thuộc Quỹ Phát triển Sự nghiệp Hàng không Trung Hoa. Hãng có trụ sở tại Sân bay quốc tế Đào Viên Đài Loan và Đài Bắc. Hãng thực hiện các tuyến bay đi châu Âu, Bắc Mỹ, và châu Đại Dương.

China Southern Airlines
Đặt vé: (043) 782 4888 – (043) 736 6533 - (0313) 521 228
Hotline: 0987 364 999 – 0904 120 402
Địa chỉ: Hà Nội: Trung tâm Daeha - 360 Kim Mã. Điện thoại: +84 7 716 611; Fax: +84 7 716 600. Tp. Hồ Chí Minh: 21- 23 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1. Điện thoại: +84 8 235 588; Fax: +84 8 296 800
Là một hãng hàng không có trụ sở tại Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Hãng hoạt động trên các tuyến nội địa và quốc tế, đây là hãng hàng không lớn nhất về quy mô đội tàu bay châu Á và là hãng lớn nhất Trung Quốc về số lượng khách vận chuyển.

Trung tâm hoạt động chính của hãng tại sân bay quốc tế Bạch Vân - Quảng Châu và sân bay quốc tế Thủ đô Bắc Kinh, với các thành phố trọng điểm khác tại sân bay quốc tế Đào Tiên - Thẩm Dương, sân bay quốc tế Urumqi - Diwopu, sân bay quốc tế Bảo An - Thâm Quyến, sân bay quốc tế Thiên Hà - Vũ Hán, sân bay quốc tế Tân Trịnh - Trịnh Châu và sân bay quốc tế Chu Thủy -Tử Đại Liên

Emirates
Đặt vé: (043) 782 4888 – (043) 736 6533 - (0313) 521 228
Hotline: 0987 364 999 – 0904 120 402
Địa chỉ: Văn phòng Hà Nội : tầng 04, số 9 Đào Duy Anh, quận Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại : +84 04 3.934.7240 begin_of_the_skype_highlighting +84 04 3.934.7240 FREE end_of_the_skype_highlighting. Fax: +84 9 347 242. Văn phòng Tp. Hồ Chí Minh: Travel House - 170 và 172 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3. Điện thoại: +84 9 302 939. Fax: +84 8 219 619
Là một hãng hàng không có trụ sở tại Dubai, Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất. Hãng này phục vụ các chuyến bay vận chuyển hành khách theo lịch trình với gần 550 chuyến bay mỗi tuần, phục vụ 87 thành phố và 59 quốc gia tại châu Âu, Bắc Mỹ, Trung Đông, châu Phi, Ấn Độ và châu Á Thái Bình Dương. Các hoạt động vận chuyển hàng hoá được thực hiện dưới tên Emirates SkyCargo. Đại bản doanh hãng đóng tại Sân bay quốc tế Dubai.

Eva Air
Đặt vé: (043) 782 4888 – (043) 736 6533 - (0313) 521 228
Hotline: 0987 364 999 – 0904 120 402
Địa chỉ: Văn phòng Tp. Hồ Chí Minh: 32 Ngô Đức Kế, Quận 1. Điện thoại: +84 8 224 488. Fax:+84 8 223 567
Là một hãng hàng không Đài Loan có trụ sở tại Sân bay quốc tế Đào Viên - Đài Loan gần Đài Bắc, Đài Loan, hoạt động vận chuyển hành khách và hàng hoá đến các điểm tại châu Á, Australia, New Zealand, châu Âu, và Bắc Mỹ. Hãng này là một công ty con của Tập đoàn Evergreen Group.

Japan Airlines
Đặt vé: (043) 782 4888 – (043) 736 6533 - (0313) 521 228
Hotline: 0987 364 999 – 0904 120 402
Địa chỉ: Văn phòng Hà Nội: Tầng 5, 63 Lý Thái Tổ. Điện thoại: +84 8 266 693. Fax:+84 8 266 698. Văn phòng Tp. Hồ Chí Minh: Khách sạn Sheraton - 88 Đồng Khởi, Quận 1. Điện thoại: +84 8 219 098. Fax: +84 8 219 097
Là hãng hàng không lớn nhất ở châu Á. Đây là 1 trong 2 hãng hàng không châu Á bay đến Mỹ Latin. Hãng có tất cả 232 chiếc máy bay, bay đến 125 điểm và có đội tàu bay Boeing 747 nhiều nhất thế giới.

jetstar (Jetstar Pacific Airlines)
Đặt vé: (043) 782 4888 – (043) 736 6533 - (0313) 521 228
Hotline: 0987 364 999 – 0904 120 402
Địa chỉ: Văn phòng: 112 Hồng Hà, Phường 2, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: Toàn quốc: +84 1900 1550 begin_of_the_skype_highlighting +84 1900 1550 FREE end_of_the_skype_highlighting. Tp.HCM: +84 8 3 9550 550 begin_of_the_skype_highlighting +84 8 3 9550 550 FREE end_of_the_skype_highlighting. Hà Nội: +84 4 3 9550 550 begin_of_the_skype_highlighting +84 4 3 9550 550 FREE end_of_the_skype_highlighting. Đà Nẵng: +84 511 3 583583 begin_of_the_skype_highlighting +84 511 3 583583 FREE end_of_the_skype_highlighting
Jetstar Pacific là hãng hàng không lớn thứ hai ở Việt Nam, đồng thời là hãng hàng không giá rẻ duy nhất, được đổi tên từ Pacific Airlines. Có trụ sở tại Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất Tp Hồ Chí Minh. Hãng điều hành các dịch vụ bay chở hành khách và hàng hoá tới các điểm đến trong nước và quốc tế.

Korean Air
Đặt vé: (043) 782 4888 – (043) 736 6533 - (0313) 521 228
Hotline: 0987 364 999 – 0904 120 402
Địa chỉ: Văn phòng tại Hà Nội : tầng 02, tòa nhà VIT, 519 Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại : +84 04 3.934.7247 begin_of_the_skype_highlighting +84 04 3.934.7247 FREE end_of_the_skype_highlighting. Fax : +84 04 9.347.299. Văn phòng tại Tp.HCM : Diamond Plaza, số 909 - 34 Lê Duẩn, Quận 1. Điện thoại : +84 08 242 878 / 8 242 879. Fax: +84 8 242 877
Là hãng hàng không lớn nhất châu Á có trụ sở tại Hàn Quốc, hãng hoạt động trên các tuyến bay nối châu Âu, châu Phi, châu Á, Úc, Bắc Mỹ. Có tổng số 122 máy bay, phục vụ đến 107 điểm đến.

Lao Airlines
Đặt vé: (043) 782 4888 – (043) 736 6533 - (0313) 521 228
Hotline: 0987 364 999 – 0904 120 402
Địa chỉ: Văn phòng Hà Nội: 40 Quang Trung. Điện thoại: +84 9 425 362. Fax: +84 9 425 363. Văn phòng Tp. Hồ Chí Minh: 93 Pasteur, Quận 1. Điện thoại: +84 8 226 990. Fax : +84 8 226 990
Lao Airlines là một hãng hàng không có trụ sở ở Viêng Chăn, Lào. Đây là hãng hàng không quốc gia của Lào với các tuyến bay Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Trụ sở chính của hãng này là Sân bay quốc tế Wattay, Vientiane.

Lauda Air
Đặt vé: (043) 782 4888 – (043) 736 6533 - (0313) 521 228
Hotline: 0987 364 999 – 0904 120 402
Địa chỉ: Văn phòng Hà Nội: C/o T&T Ltd, 9 Vọng Đức. Điện thoại: +84 8 245 116. Fax: +84 8 245 167. Văn phòng Tp. Hồ Chí Minh: C/o T&T Ltd, 9 Đồng Khởi, Quận 1. Điện thoại: +84 8 299 363. Fax: +84 8 295 832
Là hãng hàng không của Áo, trụ sở tại Wien. Hãng có căn cứ ở Sân bay quốc tế Wien và là thành viên của Star Alliance. Hãng có chuyến bay đường dài đầu tiên tới Sydney và Melbourne qua Bangkok. Hãng có khoảng 10 chiếc máy bay và bay tới 130 điểm trong 66 nước.

Lion Air
Đặt vé: (043) 782 4888 – (043) 736 6533 - (0313) 521 228
Hotline: 0987 364 999 – 0904 120 402
Địa chỉ: Văn phòng: 16 Phùng Khắc Khoan, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. Điện thoại: +84 8 230 958; Fax: +84 8 251 272
Lion Air là một hãng hàng không tại Jakarta, Indonesia. Hãng có 35 điểm bay nội địa , và các chuyến bay thường xuyên đến Singapore và Malaysia. Tên đầy đủ của hãng PT Lion Mentari Airlines. Trụ sở chính đặt tại Sân bay quốc tế Soekarno-Hatta , Jakarta .

Lufthansa
Đặt vé: (043) 782 4888 – (043) 736 6533 - (0313) 521 228
Hotline: 0987 364 999 – 0904 120 402
Địa chỉ: Văn phòng: 132 - 134 Đồng Khởi, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh. Điện thoại: +84 8 298 529 / 8 298 549. Fax: +84 8 298 537
Là hãng hàng không lớn nhất nước Đức và lớn thứ hai châu Âu sau hãng Air France-KLM, nhưng xếp trên British Airways. Lufthansa đặt hành dinh ở Cologne. Trung tâm hoạt động tại Sân bay quốc tế Frankfurt ở Frankfurt am Main với trung tâm thứ hai ở Sân bay quốc tế Munich. Hãng có tổng số 79 chiếc máy bay và bay đến 75 điểm.

Mekong Air
Đặt vé: (043) 782 4888 – (043) 736 6533 - (0313) 521 228
Hotline: 0987 364 999 – 0904 120 402
Địa chỉ: Văn phòng Mekong Air Tầng 3. tòa nhà Syrena, 51 Xuân Diệu, Tây Hồ, Hà Nội.

Aeroflot
Đặt vé: (043) 782 4888 – (043) 736 6533 - (0313) 521 228
Hotline: 0987 364 999 – 0904 120 402
Địa chỉ: Văn phòng Hà Nội: 360 Kim Mã. Điện thoại: +84 7 718 742 / 7 718 718. Fax: +84 7 718 522. Văn phòng Tp. Hồ Chí Minh: 4H Lê Lợi, Quận 1. Điện thoại: +84 8 293 489. Fax:+84 8 290 076
Là công ty hàng không quốc gia Nga và là hãng vận chuyển lớn nhất nước Nga. Hãng có trụ sở tại Moskva và điều hành các tuyến bay chở khách nội địa và quốc tế tới gần 90 thành phố tại 47 quốc gia. Sân bay chính là Sân bay Quốc tế Sheremetyevo, Moskca.

Hãng là một thành viên của Liên minh SkyTeam. Đây cũng từng là công ty hàng không quốc tế của Liên bang Xô viết và từng là hãng hàng không lớn nhất thế giới. Các trụ sở hãng gần Aerostar Hotel, trung tâm Moskva.

Philippine Airlines
Đặt vé: (043) 782 4888 – (043) 736 6533 - (0313) 521 228
Hotline: 0987 364 999 – 0904 120 402
Địa chỉ: Văn phòng: 229 Đồng Khởi, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. Điện thoại: +84 8 272 105. Fax: +84 8 272 107
Đây là hãng hàng không thương mại đầu tiên của châu Á và là hãng hàng không có tuổi đời lâu nhất trong các hãng đang hoạt động. Hãng có trụ sở tại thành phố Makati của Philippines. Philippine Airlines thực hiện các chuyến bay nội địa và quốc tế. Đến tháng 12 năm 2006, hãng đã có 21 điểm đến nội địa và 32 thành phố khác trên thế giới. Trung tâm hoạt động của hãng nằm tại Sân bay quốc tế Ninoy Aquino ở tại thành phố Parañaque (của vùng đô thị Manila).
Với tất cả chuyến bay hành khách đi/đến Manila đều dùng Centennial Terminal 2. Hãng này được Skytrax đánh giá 3 sao.

Qantas
Đặt vé: (043) 782 4888 – (043) 736 6533 - (0313) 521 228
Hotline: 0987 364 999 – 0904 120 402
Địa chỉ: Văn phòng Hà Nội: Tầng 4, số 4 Phạm Ngũ Lão, Quận Hoàn Kiếm. Điện thoại: +84 9 333 026 / 9 333 028. Fax: +84 9 333 029. Văn phòng Tp. Hồ Chí Minh: Phòng 1601, Saigon Trade Center, 37 Tôn Đức Thắng, Quận 1. Điện thoại: +84 9 105 373. Fax: +84 9 105 376
Qantas là tên của hãng hàng không quốc gia của Úc và là hãng hàng không lớn thứ 11 thế giới. "QANTAS" là viết tắt của Queensland and Northern Territory Aerial Services. Tổng hành dinh của công ty hiện được đặt tại Sydney, New South Wales, Úc.

Scandinavian Airlines System
Đặt vé: (043) 782 4888 – (043) 736 6533 - (0313) 521 228
Hotline: 0987 364 999 – 0904 120 402
Địa chỉ: Văn phòng: Tầng trệt, tháp Hà Nội - 49 Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: +84 9 342 626. Fax: +84 9 342 627
Hãng hàng không Scandinavia (SAS) là hãng hàng không đa quốc gia của các nước Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy. Hãng có trụ sở chính tại Frösunda (Solna, bắc Stockholm), sử dụng Phi trường Copenhagen và Phi trường Stockholm-Arlanda làm phi trường căn cứ.

Siem Reap Airways
Đặt vé: (043) 782 4888 – (043) 736 6533 - (0313) 521 228
Hotline: 0987 364 999 – 0904 120 402
Địa chỉ: Văn phòng: 132 - 134 Đồng Khởi, Quận 1. Tp HCM. Điện thoại: +84 8 239 288 / 8 239 289. Fax: +84 8 239 287
Là hãng hàng không có trụ sở ở Phnôm Pênh, Campuchia. Hãng có căn cứ chính tại Sân bay quốc tế Phnôm Pênh và căn cứ phụ tại Sân bay quốc tế Angkor. Hãng có các tuyến bay quốc nội và quốc tế trong khu vực.

Singapore Airlines
Đặt vé: (043) 782 4888 – (043) 736 6533 - (0313) 521 228
Hotline: 0987 364 999 – 0904 120 402
Địa chỉ: Văn phòng Hà Nội: Trung tâm quốc tế - 17 Ngô Quyền. Điện thoại: +84 8 268 888. Fax: +84 8 268 666. Văn phòng Tp. Hồ Chí Minh: Số 101, 29 Lê Duẩn, Quận 1. Điện thoại: +84 8 231 588. Fax: +84 8 231 554
Là hãng hàng không quốc gia của Singapore. Singapore Airlines hoạt động chính tại Sân bay Quốc tế Changi Singapore và hiện diện ở các thị trường hàng không Đông Nam Á, Đông Á, Nam Á, Châu Phi và cạnh tranh "tuyến đường canguru" giữa châu Âu và châu Đại Dương .Công ty này cũng cung cấp các chuyến bay xuyên Thái Bình Dương, bao gồm 2 trong số các các chuyến bay thẳng thương mại dài nhất thế giới từ Newark, New Jersey và Los Angeles, California.. Hãng cũng sở hữu hãng hàng không con là : SilkAir

Thai Airways
Đặt vé: (043) 782 4888 – (043) 736 6533 - (0313) 521 228
Hotline: 0987 364 999 – 0904 120 402
Địa chỉ: Văn phòng Hà Nội: 44B Lý Thường Kiệt. Điện thoại: +84 8 266 893 / 8 266 826. Fax: +84 8 267 394. Văn phòng Tp. Hồ Chí Minh: 65 Nguyễn Du, Quận 1. Điện thoại: +84 8 223 365 / 8 292 809. Fax: +84 8 223 465
Là hãng hàng không quốc gia của Thái Lan, hoạt động chính tại Sân bay Quốc tế Suvarnabhumi Bangkok, và là một thành viên sáng lập của hệ thống Star Alliance. Hãng phục vụ cho 74 điểm đến và có 90 chiếc máy bay.

VietJet Air
Đặt vé: (043) 782 4888 – (043) 736 6533 - (0313) 521 228
Hotline: 0987 364 999 – 0904 120 402
Địa chỉ: Trụ sở Chính: 125 Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, Quận Ba Đình, Hà Nội. Văn phòng Giao dịch: Tầng 4, Tòa nhà Flower Mansion, 14 Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội. Điện thoại: +84 4 3728 1828 begin_of_the_skype_highlighting  +84 4 3728 1828 FREE end_of_the_skype_highlighting. Fax: +84 4 3728 1838
Đây là hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam, có trụ sở chính tại Sân bay Quốc tế Nội Bài Hà Nội và chi nhánh tại Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất Thành phố Hồ Chí Minh.

Vận tải hàng không hành khách, hàng hoá công cộng thường xuyên (theo lịch trình và không theo lịch trình), máy bay hàng không chung và các hoạt động hỗ trợ hàng không.
ViệtJet Air
Đặt vé: (043) 782 4888 – (043) 736 6533 - (0313) 521 228
Hotline: 0987 364 999 – 0904 120 402
Địa chỉ: Văn phòng ViệtJet Air

Vietnam Airlines
Đặt vé: (043) 782 4888 – (043) 736 6533 - (0313) 521 228
Hotline: 0987 364 999 – 0904 120 402
Địa chỉ: Văn phòng : 200 Nguyễn Sơn, Quận Long Biên, Hà Nội. Điện thoại: +84 4 38730314 begin_of_the_skype_highlighting +84 4 38730314 FREE end_of_the_skype_highlighting. Fax:+ 84 4 38273003
Tổng Công ty Hàng không Việt Nam là một hãng hàng không có uy tín trong khu vực châu Á mạng bay rộng khắp và lịch nối chuyến thuận lợi, đặc biệt là tại Đông Dương.

Mạng đường bay của Vietnam Airlines đã mở rộng đến 19 tỉnh, thành phố trên cả nước và 42 điểm đến quốc tế tại Mỹ, Châu Âu, Úc và Châu Á.

0 Cuộc đua vé may bay siêu rẻ giữa các hãng hàng không vẫn đang tiếp diễn

Cụm từ "săn vé máy bay siêu rẻ" bắt đầu quen thuộc từ năm 2011 khi VietjetAir tung ra chương trình bán vé giá 10.000 đồng đầu tiên của hãng. Khi đó, 2.000 chiếc vé máy bay của hãng này đã mở đầu cuộc đua giảm giá vé sốc liên tiếp của 2 hãng hàng không giá rẻ nhất tại thị trường Việt Nam là VietJet Air và Jetstar Pacific.

Trong tháng cuối năm 2012, sau khi VietjetAir cho biết sẽ dành 100.000 vé máy bay giá 10.000 đồng cho các chặng bay nội địa trong 3 tháng cuối năm thì Jetstar Pacific cũng gây "sốc" khi tung ra đợt bán vé chỉ 1 đồng một chặng (chưa tính phí và thuế) vào ngày 5/12 vừa qua. Vé giá 1 đồng được mở bán từ 14h đến 17h ngày 5/12 tại trang web bán vé của hãng, áp dụng cho các chuyến bay khởi hành trong các giai đoạn từ 4/3 đến 15/4/2013 và 7 đến 15/5/2013. Đến cuối chương trình, Jetstar đã bán được hơn 7.100 vé.


 Cụm từ "vé máy bay giá 10.000 đồng" của Vietjet Air đã trở nên phổ biến khắp cộng đồng mạng.

 Cũng giảm giá vé, nhưng cái tên Vietnam Airlines và Air Mekong mất hút trong các chương trình "săn mua vé giá rẻ" của cộng đồng mạng. Các chương trình bán vé giá rẻ, giảm 50% giá ... vẫn không thể kéo chi phí bay của khách hàng với các hãng này xuống dưới 200.000 đồng một chặng. Mới đây, Vietnam Airlines đưa các chương trình giảm 50% giá vé nhưng giá 1 chiều thấp nhất trên đường bay Hà Nội và TP HCM của hãng vẫn trên 1,1 triệu đồng. Câu chuyện tương tự cũng diễn ra với Air Mekong khi hầu hết giá vé của hãng hàng không này vẫn tính tiền trăm.

Theo một chuyên gia trong lĩnh vực hàng không, không thể so sánh chính sách bán hàng cả các hãng hàng không truyền thống như Vietnam Airlines với các hãng giá rẻ như Jetstar Pacific và VietJet Air. "Giá vé của hãng hàng không truyền thống ngoài vé cơ bản còn có chi phí đi kèm như suất ăn, vật dụng, dịch vụ đọc báo và giải trí khác. Trong khi đó, báo giá của các hãng hàng không giá rẻ chỉ là chi phí hành trình bay cơ bản Starter, còn các dịch vụ khác, khách hàng sẽ tự trả tiền nếu có nhu cầu sử dụng".

"Nói đơn giản như việc đưa một tờ tạp chí lên máy bay phục vụ khách hàng, trong khi giá trị của tờ tạp chí là rất nhỏ thì các chi phí đi kèm đối với hãng hàng không như lấy báo, sắp xếp người đưa báo, lương nhân công... là khá lớn. Hàng không giá rẻ cạnh tranh chủ yếu bằng giá nên hầu như cắt bỏ dịch vụ này, trong khi các hãng truyền thống có thể biến những điều nhỏ như vậy thành một nét văn hóa riêng. Ngoài ra, trong khi hàng không giá rẻnhắm vào nhóm khách hàng thu nhập thấp hoặc đi bằng tiền túi, thì nhóm khách hàng thương gia, những người có thu nhập cao lại được hàng khôngtruyền thống ưu tiên khai thác", chuyên gia này cho biết.

Trong khi đó, ông Nguyễn Tiến Sỹ, đại diện truyền thông của Jetstar Pacific cho biết việc đưa vé giá rẻ vào cơ cấu vé đã được hãng thực hiện từ lâu và thường xuyên vào thứ 6 hàng tuần, theo đúng cam kết của hãng là làm cho ngày càng nhiều người Việt Nam có cơ hội đi máy bay. Lý giải về mức giá "tượng trưng" 1 đồng, ông Sỹ cho biết Jetstar không đặt lợi nhuận cho chương trình này dù nếu tính tổng chi phí, khách hàng phải trả gần 100.000 đồng cho một chiếc vé như vậy.

Đồng quan điểm trên, đại diện một hãng hàng không giá rẻ khác cũng cho biết nhóm khách hàng mục tiêu của họ là những người nhạy cảm về giá. "Đặt được mức giá rẻ như vậy cũng là do thời điểm bán vé và khởi hành cách xa nhau, hãng sẽ lên được kế hoạch cho chuyến bay, nhờ đó tiết kiệm một số chi phí phát sinh bất thường", vị này cho hay.

1 Jetstar Pacific tăng vé máy bay bán ra nhờ thay Boeing bằng Airbus

Chỉ trong 6 tháng cuối năm, Jetstar Pacific cho ngừng khai thác hoàn toàn 5 chiếc Boeing 737- 400 để chuyển sang dòng máy bay A320 có thân rộng, số lượng ghế chuyên chở nhiều hơn.



 Ông Lê Hồng Hà – Tổng giám đốc Jetstar Pacific cho biết, năm 2012 hệ số sử dụng ghế của hãng đạt 91%, phục vụ gần 1,9 triệu lượt khách, khai thác 1.445 chuyến bay với tỉ lệ an toàn đạt 100%. Doanh thu khác (ngoài giá vé) tăng 50%, doanh thu hàng hóa tăng 19% so với năm 2011.



Jetstar Pacific hiện là thành viên của Jetstar Group – thương hiệu hàng không giá rẻhàng đầu khu vực châu Á – Thái Bình Dương, thu hút trên 100 triệu hành khách sau 8 năm hoạt động. Jetstar Group đang khai thác trên 3.000 chuyến bay giá rẻ mỗi tuần, đến 60 điểm trên thế giới bởi các hãng hàng không Jetstar Airways (Úc), Jetstar Asia (Singapore), Jetstar Japan (Nhật Bản) và Jetstar Pacific (Việt Nam).

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013

0 Hàng không Việt Nam sở hữu bao nhiêu máy bay?

Hàng không Việt Nam hiện đang sở hữu 43 tàu bay. Cụ thể, sản lượng vận chuyển của các hãng hàng không Việt Nam trong năm 2012 đạt 17,5 triệu lượt hành khách và gần 201 nghìn tấn hàng hoá, tăng tương ứng 5,2% về hành khách và 1,98% về hàng hoá so với năm 2011.

Trong đó, khách quốc tế là 5,3 triệu khách, tăng 13,9% so với năm 2011 và khách nội địa là 12,2 triệu, tăng 1,8%.

“Thị phần hành khách, hàng hoá quốc tế của các hãng hàng không Việt Nam trong năm 2012 đạt 40,4% về hành khách, tăng 0,9 điểm và 19,5% về hàng hoá, giảm 0,3 điểm so cùng kỳ 2011”, CAA cho biết. Con số trong năm 2011 tương tự là 39,3% về hành khách 17,8% về hàng hóa.

Theo Cục Hàng không Việt Nam, tính đến hết tháng 11/2012, số tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam đang khai thác gồm 96 chiếc các loại (B777, A330, A321, A320, F70, ATR72, B737, CRJ900), trong đó số tàu bay sở hữu là 43 chiếc, chiếm tỷ lệ 44,8%.

Trong năm 2012, vẫn theo số liệu của CAA, các đội tàu bay đã bay tổng số là 306.842 giờ, tăng 78.943 giờ (34,6 %) so với năm 2011, số chuyến bay là 179.143 lần, tăng 61.506 chuyến (52,2%) so với năm 2011.

Được biết, mạng đường bay nội địa hiện do 5 hãng hàng không khai thác có 41 đường bay từ 3 trung tâm chính là Hà Nội, Đà Nẵng và Tp.HCM tới 17 cảng hàng không địa phương.

0 Lượng khách đi máy bay trog Tết Quý Tỵ tăng cao

Trong dịp Tết Quý Tỵ vừa rồi, lượng hành khách lẫn hàng hóa đều tăng so với cùng thời điểm 2012.

Theo báo cáo của Cục Hàng không, trong dịp Tết Quý Tỵ từ 6/2 đến 13/2 (tức 26 tháng Chạp đến ngày 4 tháng Giêng) đã có hơn một triệu hành khách đi lại bằng đường hàng không, tăng 16,9%. Lượng hàng hóa vận chuyển qua đường này đạt 11.000 tấn, tăng 55,5% so với cùng thời điểm tết Nguyên đán 2012.
Trong số một triệu khách trên, 425.000 người bay với các hãng hàng không Việt Nam, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm ngoái, riêng Vietnam Airlines vận chuyển 360.000 khách. Khách quốc tế năm nay tăng 8,6% so với năm ngoái và bằng một nửa so với khách nội địa.
Hành khách chờ mua vé máy bay trước Tết.
Hành khách chờ mua vé máy bay trước Tết.
Trong dịp Tết, có 439 chuyến bay chậm và 107 chuyến hủy. Trong đó Vietnam Airlines chậm 274 chuyến, huỷ 103 chuyến; Jetstar Pacific Airlines chậm 60 chuyến, huỷ 4 chuyến; Air Mekong chậm 91 chuyến và không hủy chuyến nào.

0 Hãng hàng không Air Mekong ngừng bay sau 28/2

Hãng hàng không tư nhân thứ 3 của Việt Nam sẽ tạm thời không tổ chức thêm chuyến bay kể từ thời điểm nêu trên với lý do tái cơ cấu.

Việc Air Mekong chỉ bán vé tới ngày 28/2 gây xôn xao tại các đại lý vé máy bay cũng như khách hàng những ngày qua. Hành khách muốn đặt vé sau thời điểm này sẽ nhận được câu trả lời “chưa có lịch” hoặc “không có chuyến". Trang chủ của Air Mekong hiện cũng chỉ cập nhật bảng lịch bay từ ngày 31/1 đến 28/2/2013.
Sau hơn 2 năm hoạt động, Air Mekong sắp sửa ngừng bay với lý do tìm loại máy bay khác thích hợp hơn. Ảnh: Air Mekong
Sau hơn 2 năm hoạt động, Air Mekong sắp sửa ngừng bay với lý do tìm loại máy bay khác thích hợp hơn.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Võ Huy Cường, Phó Cục trưởng cục Hàng không Việt Nam xác nhận việc máy bay của Air Mekong sẽ ngừng cất cánh từ 28/2 tới. "Hiện hãng này chưa đăng ký lịch bay sau ngày 28/2 ", ông Cường cho hay.
Theo đại diện Cục Hàng không, lý do ngừng khai thác mà hãng đưa ra là để tái cơ cấu đội bay (gồm 4 chiếc Bombardier CRJ900) đã hơn 2 năm tuổi và được đánh giá là không phù hợp với mục tiêu và kế hoạch của Air Mekong. Hãng này dự định sẽ trả đội máy bay cho các nhà cung cấp từ tháng 3 để tìm loại khác thích hợp hơn.
"Hiện chúng tôi cũng chưa rõ Air Mekong sẽ chọn Boeing hay Airbus để phục vụ cho kế hoạch tái cơ cấu đội tàu bay của mình", ông Cường cho hay. Bombardier CRJ900 là loại máy bay thương mại 90 chỗ do Canada sản xuất, từng được mang sang Việt Nam bay biểu diễn tại Hà Nội và TP HCM hồi tháng 9/2007.
Cũng theo đại diện Cục Hàng không, ngoài kế hoạch với đội tàu bay, Air Mekong có thể sẽ đưa ra một số phương án tái cơ cấu khác như về nhân sự, đồng thời tiếp tục hoạt động thương mại như đã đăng ký.
Về phía Air Mekong, đại diện hãng cũng xác nhận những thông tin nêu trên và cho biết hãng cũng chỉ thông báo lịch bay đến hết tháng 2 để không ảnh hưởng tới khách hàng. Hiện hãng chưa có thông tin chính thức về thời gian ngừng khai thác và kế hoạch đổi đội bay.
Air Mekong là hãng hàng không tư nhân thứ ba được cấp phép tại Việt Nam, sau Indochina Airlines và Vietjet Air. Chính thức bay từ cuối năm 2010, hãng này tập trung khai thác các đường bay từ TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng đến Phú Quốc, Đà Lạt. Hiện có những thông tin cho rằng hãng này nhắm tới một trong hai loại máy bay là Airbus A320 hoặc Boeing 737 để tái cơ cấu và bay lại từ cuối năm nay.

 

 

Đại lý vé máy bay Copyright © 2011 - |- Created by TienHip.